Tài nhìn người của bậc thầy mưu trí Quỷ Cốc Tử hàng nghìn năm sau vẫn chuẩn xác: Soi 5 điểm, biết ngay chân tướng 'kẻ bỏ đi'
Chỉ 5 điểm, biết rõ lòng dạ, chân tướng một con người!
- 16-12-2020Giỏi như Gia Cát Lượng vẫn chưa phải là đệ nhất mưu sĩ thời Tam Quốc, vậy ai mới xứng đáng đứng ở vị trí này?
- 15-12-2020Không phải Gia Cát Lượng, đây mới là mưu sĩ Thục Hán khiến Tào Tháo e ngại nhất
- 12-12-2020Tam Quốc Diễn Nghĩa: Tướng tài chỉ với 1.000 lính chặn đứng 4 vạn quân của Gia Cát Lượng là ai?
Quỷ Cốc Tử là một nhân vật huyền thoại thời Trung Quốc cổ đại, ở ẩn trong núi, dạy nhiều trò giỏi, tinh thông bách gia. Đến nay ông còn truyền lại những cách nhìn người, đạo xử thế vô cùng uyên thâm.
Quỷ Cốc Tử là nhân vật tiêu biểu của Đạo gia thời Xuân Thu Chiến Quốc, là thủy tổ của tung hoành gia. Ông thường vào núi hái thuốc tu Đạo. Vì ẩn cư ở hang Quỷ Cốc, cho nên tự xưng là Quỷ Cốc tiên sinh, là đệ tử của Lão Tử.
Hơn 2000 năm nay, các nhà Binh pháp gia đều tôn Quỷ Cốc Tử là Thánh nhân, Tung hoành gia tôn ông là thủy tổ, người xem mệnh bói toán tôn ông là tổ sư gia, Đạo giáo tôn ông là Vương Thiền lão tổ. Cả đời Quỷ Cốc Tử chỉ xuống núi đúng một lần, chỉ thu nhận 4 đồ đệ: Bàng Quyên, Tôn Tẫn, Tô Tần, Trương Nghi. Bốn người này trước khi vào núi chỉ là vô danh tiểu tốt, sau khi xuống núi ai nấy đều hiển lộ tài năng dị thường, lưu danh thiên cổ.
Họ đã áp dụng binh pháp thao lược và tung hoành biện thuật do Quỷ Cốc Tử truyền thụ để vươn lên làm quan, làm tướng các nước chư hầu, hô gió gọi mưa, khống chế cục diện chính trị thời loạn thế Chiến Quốc. Nhưng tất cả những điều này đều quy về công lao của Quỷ Cốc Tử. Chính ông là người đã ngôn truyền thân giáo (dùng lời nói và chính bản thân truyền thụ dạy bảo) cho các đồ đệ của mình.
Câu thứ nhất: Phú khán kỳ sở vi (xem những gì người đó làm khi giàu)
Mặc dù con người trên thế giới này đều biết danh lợi là vật ngoại thân, nhưng lại có rất ít người có thể thoát khỏi cái bẫy này, một đời đều vì danh lợi nhọc nhằn vất vả, thậm chí còn vì danh lợi mà coi rẻ mạng sống.
Một người nếu không thể coi nhẹ danh lợi, thì không thể giữ được tâm hồn thuần tịnh. Giống như trong chuyện người đi tìm mặt trời, chỉ có thể nhìn thấy ánh hào quang phát ra từ bốn phía, nhưng vĩnh viễn cũng không thể tìm được, kết quả là chỉ nhìn thấy sự mệt mỏi và tiếc nuối. Kỳ thực, tĩnh tâm quan sát thế giới vật chất này, cho dù không cần vất vả theo đuổi, thì mặt trời vẫn cứ chiếu rọi lên thân bạn.
Thế nên, trên đời này người có tiền thì rất nhiều, nhưng người biết sử dụng đồng tiền một cách khéo léo thì lại rất ít, khi một người trở nên giàu có thì cần phải nhìn vào hành vi của anh ta, từ cách xử lý tài sản có thể nhìn ra được quan niệm giá trị của anh ta, nói tóm lại là: "Quân tử trượng nghĩa xem nhẹ tiền, tiểu nhân xem tiền như mạng sống".
Câu thứ hai: Quẫn khán kỳ sở bất vi (xem những gì người đó không làm khi nghèo)
Rất nhiều người khi ở trong tình cảnh nghèo khổ túng quẫn thì sẽ quên mất nguyên tắc của bản thân, bắt tay với cái ác, cái xấu hòng thoát khỏi tình trạng khốn khó hiện tại.
Cổ nhân dạy, khi nghèo khó thì tốt nhất bạn đừng nên "cao giọng dạy dỗ người khác", đừng nói năng tùy tiện. Khi mà chuyện cơm ăn áo mặc của bản thân cũng không giải quyết được, thì dù bạn có nói ra điều gì, người ta cũng không tin bạn, không nghe bạn.
Dân gian Trung Quốc có câu: "Sức hèn chớ vác nặng nhiều, nói không trọng lượng chớ điều khuyên ai". Điều này có nghĩa là nếu bạn yếu đuối, sức lực bạn có hạn, thì đừng làm những việc quá sức gánh vác của bản thân.
Khi nghèo, cũng đừng vội chạy đi tìm người thân. Nếu bạn tìm kiếm sự gắn kết, hỗ trợ lời khuyên, tư vấn thì đúng, nhưng nếu cứ mỗi lần khó khăn, bạn lại chạy đến nhà người khác để chạy vạy, xin xỏ, thì dần dần, bạn sẽ chỉ càng mất đi người thân mà thôi. Trong mắt mọi người, bạn trở nên đáng thương hại, là thành phần nghèo khó, khiến người ta giúp một lần còn được, giúp nhiều lần là cảm thấy khó chịu, muốn lánh xa.
Thực tế cuộc sống, khi khó khăn, trước khi tìm người thân giúp, hãy tự mình tìm cách giải quyết. Chớ vội nhờ vả người khác rồi biến mình thành kẻ ỷ lại, dựa dẫm, tự mình giảm giá trị của mình trong mắt đám đông.
Câu thứ ba: Cư khán kỳ sở thân (xem người đó thân với ai trong cuộc sống)
Sự ảnh hưởng của môi trường đối với một người là rất lớn, tục ngữ nói rất hay, "gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Môi trường tốt sẽ làm con người phát triển theo hướng tốt, còn môi trường không tốt sẽ khiến con người từng bước đi xuống. Có thể tham khảo 8 kiểu người nên kết giao và 9 kiểu người nên tránh xa dưới đây:
Nên:
- Kết bạn với người hơn mình
- Kết bạn với người đức hạnh
- Kết bạn với người lý thú
- Kết giao với người nhận phần thiệt về mình
- Kết bạn với người nói thẳng
- Kết bạn với người chí hướng rộng lớn
- 7. Kết giao với người hay giúp đỡ người khác
- Kết bạn với người biết thông cảm lượng thứ
Không nên:
- Không kết giao với người không đồng chí hướng
- Không giao du với người a dua xu nịnh
- Không kết giao với người đảo ngược ân oán
- Không giao du với người bất hiếu
- Không giao du với người bảo thủ
- Không giao du với người giậu đổ bìm leo
- Không không giao du với người đoạt lợi của người khác
- Không giao du với người ngạo mạn khinh người
- Không giao du với người không có tính cách
Ở đây là nói đến phong cách hay là quan điểm riêng mình, nói sao nghe vậy, bắt trước y chang. Giao du với họ, sẽ khiến ý chí của mình cũng biến thành bạc nhược, nước chảy bèo trôi.
Cho nên muốn nhận biết một người thì phải nhìn xem người đó ở bên cạnh ai, và thường xuyên qua lại thân thiết với ai.
Câu thứ tư: Quý khán kỳ sở cử (xem những gì người đó tiến cử khi cao quý)
Khi một người được lên làm quan lớn, có quyền lực trong tay, thì phải nhìn xem anh ta tiến cử người nào. Nếu như những người được anh ta tiến cử đều là những người có tài năng, thì chứng tỏ anh ta là một người công bằng chính trực.
Ngược lại, nếu người mà anh ta tiến cử lên lại là một người không chuyên tâm vào công việc chuyên môn của mình, suốt ngày chỉ ăn không ngồi rồi, thì chứng tỏ anh ta không phải là người công bằng và biết nhìn người.
Địch Nhân Kiệt là một trong những người nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc về sự công bằng chính trực trong việc tuyển chọn nhân tài. Khi tuyển chọn người bên ngoài thì không né tránh kẻ thù, khi tuyển chọn người trong nội bộ thì không né tránh người thân, ông là một người rất công bằng, được rất nhiều người khâm phục.
Câu thứ năm: Phú khán kỳ sở hiếu (xem những hành động hiếu thảo của người đó khi giàu có)
Muốn đánh giá nhân cách của một người, nên nhìn vào sự hiếu hạnh của họ đầu tiên. Vì nếu một người mà ngay cả những người đã cất công nuôi dạy thương yêu họ, thế nhưng người đó cũng không chịu báo đáp kính trọng, thì dù có tài giỏi đến đâu, giàu có đến đâu, cũng đều sẽ tan biến theo mây khói, vì vốn dĩ chẳng còn phước phần để hưởng.
Muốn sống tử tế, rèn luyện tài năng và đức hạnh, thì điều đầu tiên cần làm chính là làm tròn chữ hiếu với cha mẹ mình. Khi một người biết sống hiếu kính với bậc sinh thành, thì trời đất tự khắc cảm thấy hài hòa, phúc khí cao dày, làm điều gì cũng sẽ dần dần mà thành toại.
Còn nếu một người dù sinh ra nhà cao cửa rộng sẵn có, lụa là chất đầy, học cao tài giỏi, nhưng lại không biết chăm lo phụng dưỡng cha mẹ, thì sớm muộn tất cả mọi thứ kia cũng sẽ như công đức của người đó mà đổ sông đổ biển. Bởi trời đất không thể dung tha, cả tư cách để hưởng những điều đó cũng không còn, vậy kết giao chỉ thêm hại thân mà thôi.
Doanh nghiệp & Tiếp thị