Tại sao bạn cảm thấy bản thân rất thông minh, nhưng cuộc đời vẫn luôn không thuận lợi bằng người khác?
Cho dù bạn thông minh, có khả năng tiếp thu mọi thứ nhanh tới đâu, nếu không kiên trì luyện tập, sẽ không thể nào trở thành người xuất sắc được.
- 30-04-2021CEO 8X được ví như "Elon Musk của Trung Quốc" và quan điểm: Muốn đón gió để bay lên cao, bạn nhất định phải trở thành đại bàng!
- 29-04-2021Kiếm nhiều tiền bằng trí, không phải bằng lực: 3 loại tư duy thông minh bạn nên nắm vững!
- 29-04-2021Bí kíp sống “thông minh”
(01)
Khi còn nhỏ, tôi luôn cảm thấy bản thân rất thông minh, có trí nhớ tốt, học mọi thứ đều rất nhanh. Dù là học thuộc lòng hay học hát cũng nhanh hơn những bạn đồng trang lứa. Thậm chí khi tham gia hùng biện, dù không chuẩn bị trước, tôi vẫn có thể đoạt giải.
Từ nhỏ, điều tôi nghe thầy cô nhận xét nhiều nhất về tôi là: "Đứa nhỏ này rất thông minh, chỉ cần luôn nỗ lực, nhất định sẽ có một tương lai tươi sáng."
Lúc đó, tôi không hiểu ý các thầy cô lắm, mà chỉ coi loại đánh giá này như một niềm vinh dự, chỉ là tại sao thầy cô khen tôi thông minh rồi, đáng lẽ ra có thể "lười" hơn người khác một chút chứ?
Sau này khi bước chân vào xã hội, những "đề khó" mà cuộc sống mang lại đã khiến tôi ngộ ra nhiều điều.
Ban đầu khi mới ra trường, tìm việc không dễ chút nào, những việc dễ xin vào thì toàn lương thấp, khiến tôi cảm thấy khá chạnh lòng.
Để thay đổi tình trạng này, tôi đã xin từ chức, đăng ký tham gia cuộc thi hát, nhưng tôi đã bị loại một cách tâm phục khẩu phục.
Lúc đó, ngồi cạnh tôi là một sinh viên xuất thân từ Nhạc viện, chúng tôi ngồi trò chuyện với nhau một lúc. Cô ấy ngạc nhiên khi nghe tôi bảo bản thân chưa từng trải qua đào tạo trường lớp chuyên môn:
"Sao cậu lại dám tham gia cuộc thi tầm cỡ quốc gia khi chưa qua đào tạo?"
Sau đó, cô ấy đã khuyên tôi nếu muốn theo ngành này, nhất định cần học hệ thống và có bài bản. Nghe giọng hát của cô ấy, tôi đã hiểu được thế nào là chuyên nghiệp...
Trải nghiệm này khiến tôi phải đối mặt với một sự thật rằng: Tôi chỉ là người bình thường, không có tài năng gì nổi bật cả.
Dù tôi có chút tài lẻ đi nữa, cũng chẳng thấm vào đâu so với nỗ lực được tích lũy theo năm tháng của người khác.
Cho dù trí nhớ của bạn có tốt đến đâu đi nữa, nếu bạn không chịu học hành chăm chỉ, bạn nhất định sẽ không thể luôn đứng ở vị trí cao mãi được.
Cho dù bạn có khả năng tiếp thu mọi thứ nhanh tới đâu, nếu không kiên trì luyện tập, sẽ không thể nào trở thành người xuất sắc được.
(02)
Tôi có một người bạn, con trai cô ấy dù đã 2 tuổi vẫn chưa thể nói thành câu hoàn chỉnh. Sau đó, đứa nhỏ cũng dần phát hiện ra sự khác biệt của mình, một ngày nọ, bé đã hỏi bạn tôi: "Mẹ ơi, tại sao những bạn khác nói chuyện hoàn chỉnh, còn con lại hay nói lắp thế ạ?"
Mẹ bé không biết trả lời thế nào, bèn nói rằng sau này sẽ tốt hơn thôi: "Nói chuyện là một loại kỹ năng cần phải luyện tập. Đây là quá trình trưởng thành mà ai cũng phải trải qua, nhưng tốc độ của mỗi người là khác nhau."
Thật không ngờ, sự an ủi của cô ấy đã trở thành niềm tin to lớn cho con.
Sau này, khi đang học mẫu giáo, cô giáo đã chọn bé tham gia cuộc thi hùng biện toàn trường. Một đứa trẻ chưa biết hết chữ, nói chuyện còn nói lắp khi căng thẳng, lại dũng cảm chấp nhận yêu cầu của cô giáo.
Mỗi ngày, cậu bé đều cố gắng luyện tập, đặt mục tiêu rèn luyện khả năng nói 70 lần, từ khi thức dậy đến lúc đi ngủ.
Mẹ bé vừa tự hào lại vừa xót xa cho con trai. Nhưng kiên trì thực hiện sau nửa tháng, số lần bé nói lắp đã ít đi, cuối cùng cũng trôi chảy nói rõ từng câu.
Kết quả, cậu bé đã giành được giải ba. Tôi đã xem qua video quay về cuộc thi, cậu bé thực sự đã thể hiện rất tốt.
Nghe bạn tôi kể, sau khi nhận giải thưởng, bé con còn quay lại hỏi bạn tôi: "Mẹ ơi, có phải mọi chuyện chỉ cần chăm chỉ là có thể trở nên giỏi giang đúng không?"
Tuổi còn nhỏ, nhưng đã hiểu ra quy luật cuộc sống từ sớm như thế. Thật là một điều may mắn!
(03)
Sự thông minh bạn nghĩ đôi khi chỉ là ảo tưởng. Lời khen ngợi người khác dành cho bạn đôi lúc không phải lời thật.
Mỗi người đều sẽ có sở trường và sở đoản riêng. Nếu bạn làm việc đủ chăm chỉ, tài năng của bạn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Nhưng nếu bạn không chịu nỗ lực, có tài năng cũng sẽ bị lãng phí.
Trên đường đời, bạn muốn đi thật xa, thì không thể nào chỉ dựa vào trí thông minh được. Thứ quyết định xem chúng ta có thể trở nên xuất sắc hơn hay không chính là thái độ nghiêm túc với công việc.
Nếu bạn cảm thấy bản thân giỏi hơn người khác về một lĩnh vực nào đó, cũng đừng vội tự mãn. Nếu bạn cảm thấy bản thân làm gì cũng chậm chạp hơn người khác, cũng đừng vội phủ nhận bản thân.
Có đôi lúc, nỗ lực còn có giá trị hơn thông minh rất nhiều lần!
Doanh nghiệp và tiếp thị