Tại sao các nước Ả Rập có vô số sa mạc nhưng vẫn nhập khẩu cát? Có phải vì… sính ngoại không?
Thậm chí, năm 2018, UAE còn là quốc gia nhập khẩu cát tự nhiên lớn thứ 5 thế giới.
- 11-01-2020UAE tuyên bố cấp thị thực 5 năm cho du khách nước ngoài, các tín đồ du lịch còn không mau lên kế hoạch cho chuyến du hí sắp tới tại "xứ nhà giàu"
- 30-01-2019Hoàng tử UAE mua sạch vé, không cho dân Qatar vào xem bán kết Asian Cup quyền lực đến mức nào?
- 28-01-2019Bán kết Asian Cup: Hoàng tử UAE mua hết vé, ngăn CĐV đối thủ đến sân cổ vũ
Các nước Ả Rập gồm 23 quốc gia, trải dài từ Đại Tây Dương - Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. Lãnh thổ các quốc gia này phần lớn thuộc địa hình cát, với vô số sa mạc lớn nhỏ. Ấy vậy trên thực tế, các nước Ả Rập lại nằm trong top những quốc gia nhập khẩu cát nhiều nhất thế giới. Đố bạn biết vì sao?
Hai thứ mà các quốc gia Ả Rập có nhiều nhất: dầu mỏ và cát. Những tưởng các nước Trung Đông sẽ xuất khẩu nguồn tài nguyên này nhưng không, họ lại… nhập khẩu
Đó là bởi cát trên sa mạc của các quốc gia Ả Rập vùng Trung Đông không hữu dụng cho mục đích xây dựng. So với cát bờ biển, cát sông thì cát sa mạc nhỏ và mịn hơn do chúng bị hao mòn bởi sức gió. Hiểu nôm na, nếu sử dụng cát sa mạc đổ bê tông thì dễ bở, vỡ hơn.
Dù một số quốc gia Ả Rập cũng có đường bờ biển nhưng do ngành xây dựng phát triển quá nhanh nên đã khai thác cạn kiệt từ lâu. Bởi vậy, các quốc gia khác như Saudi Arabia, UAE, Dubai… vẫn phải nhập khẩu cát để dựng lên các công trình tầm cỡ. Thậm chí, năm 2018, UAE còn là quốc gia nhập khẩu cát tự nhiên lớn thứ 5 thế giới (khoảng 1,05 triệu tấn).
Với ngành xây dựng phát triển quá nhanh, cát biển không còn đủ để cung cấp nữa!
Doanh nghiệp và tiếp thị