Tại sao cấp giấy phép đi đường tại Hà Nội lại là một việc khó?
Tối 5/9, tại cuộc họp Giao ban Sở Chỉ huy TP Hà Nội với các quận, huyện, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, việc cấp giấy đi đường là một vấn đề mới và khó? Vậy tại sao cấp giấy đi đường lại là một việc khó?
- 06-09-2021Nghiên cứu mới của CDC: Số ca nhập viện nhi do Covid-19 cao gấp gần 4 lần ở khu vực có tỷ lệ tiêm thấp nhất so với nơi có tỷ lệ cao nhất
- 05-09-2021'Yếu tố thay đổi cuộc chơi' của Ấn Độ: Vaccine không cần kim tiêm!
- 05-09-2021Cách xác định tỷ lệ % hưởng lương hưu hàng tháng mới nhất
Hiện nay, việc cấp giấy đi đường theo quy định mới trên địa bàn TP Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là với các doanh nghiệp. Trong 40 ngày kể từ khi thực hiện giãn cách xã hội, TP Hà Nội đã 4 lần đổi mẫu giấy đi đường. Việc liên tục thay đổi mẫu giấy cùng cách thực hiện khiến các doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần, gõ cửa nhiều cơ quan và gặp nhiều khó khăn.
Ngày 5/9, trong cuộc họp Giao ban Sở chỉ huy TP Hà Nội với các quận, huyện, thị xã, ông Chu Ngọc Anh - Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, biện pháp cấp giấy đi đường là vấn đề mới, việc khó. Đây là công việc chưa từng có tiền lệ trước đó, đồng thời, quan điểm mục tiêu quản lý vùng 1 phải thực chất hơn, giảm lượng người ra đường. Tuy nhiên, thành phố cũng xác định làm quyết liệt nhưng không cầu toàn.
Ngày 3/9, Công an TP Hà Nội cho biết, chỉ khoảng 10% giấy đi đường do cơ quan Nhà nước cấp, gần 90% do đơn vị, doanh nhân tư nhân cấp. Đáng chú ý, nhiều trường hợp sử dụng giấy đi đường giả hoặc khai “nhặt được”.
Để khắc phục những vấn đề tiêu cực trong cấp giấy phép đi đường, TP Hà Nội đã có văn bản hỏa tốc gửi UBND các quận, huyện, thị xã đề nghị sẵn sàng phối hợp triển khai phần mềm cấp và kiểm tra giấy đi đường có nhận diện bằng mã QR.
Việc cấp giấy đi đường cần có sự phối hợp của nhiều cấp chính quyền để xác nhận và phân loại các nhóm đối tượng cấp giấy phép.
Đối với các tổ chức, doanh nghiệp để được cấp giấy đi đường có nhận diện, các tổ chức/doanh nghiệp đăng ký thông tin qua Cảnh sát khu vực; cán bộ xã/phường/thị trấn tiếp nhận thông tin được thẩm định từ Cảnh sát khu vực và nhập đăng ký của tổ chức/doanh nghiệp. Hệ thống email xác nhận trả về tổ chức/doanh nghiệp. Tổ chức/doanh nghiệp gửi mail danh sách cán bộ/công nhân viên và đính kèm tài liệu liên quan theo quy định.
Cán bộ xã/phường/thị trấn duyệt hoặc từ chối duyệt danh sách. Sau đó, cán bộ xã/phường/thị trấn gửi lại giấy đi đường được duyệt cho Công an xã/phường/thị trấn đóng dấu xác nhận. Cảnh sát khu vực sẽ gửi lại giấy đi đường đã được duyệt, đóng dấu cho tổ chức/doanh nghiệp cấp, phát cho cán bộ/công nhân viên.
Đối với các cá nhân, để được cấp giấy đi đường, người dân đăng ký với Cảnh sát khu vực của xã/phường/thị trấn nơi cư trú. Cảnh sát khu vực tiếp nhận, thẩm định lại thông tin và gửi danh sách cho cán bộ xã/phường/thị trấn để xét duyệt hoặc từ chối. Cán bộ xã/phường/thị trấn gửi lại giấy đi đường được duyệt cho Công an xã/phường/thị trấn đóng dấu xác nhận. Sau đó, Cảnh sát khu vực sẽ gửi lại giấy đi đường đã được duyệt, đóng dấu cho cá nhân theo địa bàn quản lý.
Với quy trình cấp thẻ đi chợ/siêu thị: Cảnh sát khu vực lập danh sách các hộ gia đình theo địa bàn xã/phường/thị trấn quản lý; gửi danh sách cho cán bộ xã/phường/thị trấn để xét duyệt hoặc từ chối duyệt. Cán bộ xã/phường/thị trấn gửi lại thẻ đi chợ siêu thị được duyệt cho Công an xã/phường/thị trấn đóng dấu xác nhận. Cảnh sát khu vực sẽ gửi lại thẻ đi chợ/siêu thị đã được duyệt, đóng dấu cho đại diện hộ gia đình theo địa bàn quản lý.
Có thể thấy, cấp giấy đi đường đòi hỏi sự kiểm soát, thẩm định chặt chẽ của nhiều cấp chính quyền, để khắc phục những tiêu cực từ việc cấp giấy phép cũ. Đặc biệt, đây còn là việc mới, chưa từng xảy ra trước đó. Vì vậy, cần thời gian để cải thiện quy trình và khắc phục hạn chế còn tồn đọng.
Hiện nay, TP Hà Nội cũng đang nỗ lực không ngừng để có được biện pháp an toàn, hiệu quả và tối ưu nhất. Để chuẩn bị chu đáo cho công tác cấp giấy đi đường theo quy định mới và tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp, trong 2 ngày 6/9 và 7/9, các lực lượng chức năng của thành phố chỉ kiểm tra nhắc nhở, xử phạt đối với những trường hợp ra đường không có lý do chính đáng.
Khi vận hành các chốt, vùng 1,2,3, thành phố sẽ tiến hành theo cách linh hoạt, chủ yếu kiểm tra, nhắc nhở, đồng thời từ thực tế việc lưu thông của người dân theo giấy đi đường mới sẽ đánh giá, phân tích để đưa ra biện pháp tối ưu.