Tại sao đồng hồ Rolex đắt mà vẫn không ngừng tăng giá? Không chỉ khan hiếm, đó còn là chiến lược khiến đại gia sẵn sàng chi mạnh dù phải xài hàng secondhand
Đại dịch có thể làm ảnh hưởng phần nào tới thị trường đồng hồ hạng sang trong một thời gian ngắn, nhưng Rolex vẫn thu về hàng triệu USD từ những mẫu biểu tượng của mình.
- 06-04-2022Yêu thương đến mấy cũng nên để con cái tự chịu 5 loại KHỔ, tương lai nên người mới thấy biết ơn
- 05-04-2022Nghỉ lễ đi du lịch ở đâu tránh đông đúc? Đừng bỏ qua 7 địa điểm tuyệt đẹp mà ít người biết, 1 nơi thường được các "đại gia" ưu tiên nhờ riêng tư mà hấp dẫn
- 04-04-20223 thứ "nhạy mùi tiền" nếu được đặt vào két sắt, vừa giữ của cải êm ấm, lại hút thêm cơ hội phát tài, cả năm “đếm tiền mỏi tay”
Rolex sản xuất một số chiếc đồng hồ mang tính biểu tượng nhất thế giới, như Daytona, Submariner và Oyster cổ điển. Công ty Thụy Sĩ được cho là sản xuất khoảng một triệu chiếc đồng hồ mỗi năm, mỗi chiếc đều được làm thủ công hoàn toàn.
Do các vấn đề về sản xuất và chuỗi cung ứng vào thời điểm cao điểm của đại dịch coronavirus, nguồn cung đồng hồ Rolex có thể đã bị gián đoạn trong một thời gian ngắn. Nhưng đó không phải là lý do khiến chúng quá khó tìm hay quá hiếm.
Thế nhưng, nhờ có mô hình kinh doanh đầy khôn ngoan, Rolex đã làm nên vị thế cho riêng mình. Cho dù phải chi trả một khoản phí khá đắt đỏ để sở hữu được một chiếc Rolex, các khách hàng sang trọng lại vô cùng hài lòng.
Theo SCMP, Adam Golden của Menta Watches từng nhận định rằng, “Rolex dường như đã cấu trúc hoạt động kinh doanh của họ theo cách riêng, giúp họ kiểm soát việc phân phối và ai nhận được những gì, ở cấp độ bán lẻ.”
“Rolex muốn duy trì hình ảnh khan hiếm để thể hiện rằng, nhu cầu của khách hàng cao đến mức họ không thể sản xuất đủ để đáp ứng. Nhưng tôi nghĩ trên thực tế, đó chỉ là việc sản xuất đã được thực hiện có kiểm soát để giữ cho nhu cầu đó luôn ở mức siêu cao”, anh nói.
Dư luận cũng cho rằng, Rolex muốn tạo ra cảnh tượng khan hiếm để có thể đẩy giá đồng hồ lên cao.
Tuy nhiên, Rolex đã lập tức lên tiếng phủ nhận về điều này. Hãng khẳng định rằng, chiến lược nhất quán của Rolex không phải là khan hiếm, mà là đem tới tiêu chuẩn xuất sắc nhất, không thỏa hiệp trước bất cứ ngoại lệ nào về chất lượng sản phẩm.
Một chiếc đồng hồ Rolex Submariner kết hợp với vòng tay màu xanh lam. Ảnh: Shutterstock
Cụ thể, tuyên bố cho biết:
“Khan hiếm không phải là chiến lược của chúng tôi. Việc sản xuất hiện tại không thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu hiện có vì chúng tôi không muốn làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Mà điều này thì cần thời gian, như cách chúng tôi đã từng làm, đó là luôn yêu cầu độ lâu cần thiết để đảm bảo những chiếc đồng hồ không những đạt đến tiêu chuẩn xuất sắc nhất được chúng tôi đề ra mà còn không phụ sự mong đợi của khách hàng về chất lượng, độ tin cậy. Rolex chắc chắn sẽ không thỏa hiệp cho bất cứ sự ngoại lệ nào.
Tất cả đồng hồ Rolex đều được sản xuất nội bộ tại 4 cơ sở của chúng tôi ở Thụy Sĩ. Chúng được lắp ráp bằng tay với sự cẩn thận cao độ để đáp ứng tất cả tiêu chuẩn cao và duy nhất của thương hiệu về chất lượng, hiệu suất và thẩm mỹ. Tất nhiên, điều này sẽ hạn chế năng lực sản xuất – thứ chúng tôi đang cố gắng cải thiện cùng với các tiêu chuẩn chất lượng.
Cuối cùng, có một điều nên được lưu ý, đó là đồng hồ Rolex được bán bởi nhà bán lẻ độc quyền chính thức. Họ có quyền độc lập phân phối cho bất cứ khách hàng nào”.
Đồng thời, Rolex cũng nổi tiếng với sự đổi mới hàng đầu. Hãng sở hữu một số phòng thí nghiệm tại các văn phòng trụ sở tại Geneva và tại đó, rất nhiều nhà nghiên cứu sẽ làm việc liên tục để xử lý các kỹ thuật sản xuất mới và hiệu quả hơn.
Hãng có một quy trình sản xuất xuất sắc cho mỗi chiếc đồng hồ và bỏ vào đó rất nhiều tâm huyết, từ khâu tuyển chọn vật liệu, sàng chọn đá quý, cắt và đính kim cương, lắp ráp thủ công dây đeo hay từng bộ máy... Những người thợ đồng hồ làm công việc đòi hỏi sự tập trung tuyệt đối.
Chính nhờ chiến lược phải đặt chất lượng lên hàng đầu, hướng tới những sản phẩm xuất sắc nhất nên đồng hồ Rolex vẫn duy trì giá trị vẹn nguyên sau một thời gian dài.
Thậm chí, trên thị trường bán lại, giá trị của nó còn “bùng nổ” hơn cả giá bán tại quầy bán lẻ thông thường. Chẳng hạn như một chiếc Daytona bằng thép được quảng cáo trên trang web Rolex với giá 13.150 đô la Mỹ, nhưng tại Chrono24, chiếc đồng hồ giống hệt được niêm yết với giá hơn 36.000 đô la Mỹ.
Trong khi một số mẫu đặc biệt của các thương hiệu đồng hồ hạng sang khác như Patek Philippe cũng ghi nhận sự tăng giá đáng ngạc nhiên, nhưng Rolex vẫn là thương hiệu dẫn đầu trên thị trường bán lại.
Việc khó mua hàng mới được cho là nguyên do khiến thị trường thứ cấp trở nên sôi động, những chiếc đồng hồ đã qua sử dụng được thổi giá cao nhưng vẫn có người sẵn sàng chi tiền. SCMP đã ghi nhận, thị trường tiềm năng này dự kiến sẽ đạt doanh số 29 - 32 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025, theo một báo cáo từ McKinsey.
Một chiếc đồng hồ Rolex Datejust bằng vàng và thép, được kết hợp với dây đeo màu bạc, tạo nên phong cách sang trọng và trung tính cho người sử dụng. Ảnh: Shutterstock
Theo Charles Tian, người sáng lập WatchCharts, sức hút đang không ngừng gia tăng của Rolex cũng giúp gia tăng sự quan tâm cho các thương hiệu lịch sử khác.
Ông cho biết: “Các nhà sưu tập đồng hồ có thể đang tìm kiếm các giải pháp thay thế khi Rolex quá hiếm và quá đắt. Vì vậy, nhìn chung, toàn bộ thị trường đồng hồ được thúc đẩy bởi sự quan tâm của khách hàng đối với các hãng cao cấp."
*Theo SCMP
Nhịp sống kinh tế
Sự kiện: Phẩm Chất Quý Ông
Xem tất cả >>- Không phải Rolex hay Patek Philippe, thương hiệu này được coi là "cái bắt tay của tỷ phú", biểu tượng cho địa vị và sự giàu có
- Cuộc sống Tuấn Hưng và vợ hot girl sau 10 năm: Kinh doanh phát đạt, BĐS ngày càng nhiều, ra hẳn bài hát kỷ niệm
- Văn Toàn giàu cỡ nào trước khi xây biệt thự nguy nga báo hiếu cho bố mẹ ở tuổi 27?
- Nhóm người Việt đầu tiên lái thử Mitsubishi Xforce tay lái thuận: 'Vào cua rất chắc, tăng tốc gần như không có độ trễ'
- Người dùng tiết lộ lý do 'nghiện' xe điện VinFast