Tại sao dù đi bất kỳ đâu, đường về luôn cho cảm giác ngắn hơn? Không chỉ mình bạn thấy vậy đâu
Hiệu ứng này đặc biệt đúng trong các chuyến đi kéo dài, thậm chí cả... du hành vũ trụ cũng thế luôn.
- 06-09-2020Lương năm của tôi tận tiền tỉ nhưng tôi không dám xài đồ hiệu: Kẻ tức thời vung tiền thoải mái, người thành công hiểu rõ tiền cần phải tiết kiệm
- 06-09-202011 bí kíp dạy con thông minh, tự lập, kỉ luật của mẹ Nhật được cả thế giới trầm trồ
- 06-09-2020Gia đình 4 người cùng mắc ung thư vì một chất độc hạng nhất dễ “xâm nhập” vào mâm cơm: Thường có mặt trong 6 món ăn, vật dụng nhưng bạn không hề biết
Đã bao giờ bạn có cảm giác như thế này chưa: với bất kỳ chuyến đi nào, thời gian đi về luôn cho cảm giác ngắn hơn? Như khi phi hành gia người Mỹ Alan Bean trở về Trái đất từ Mặt trăng cũng vậy, ông cho biết mình có cảm giác hành trình quay lại Trái đất thực sự ngắn hơn, dù quãng đường gần như tương đương.
Trên thực tế, rất nhiều người đã ghi nhận trải nghiệm tương tự, đặc biệt là sau các chuyến đi dài dù có đi cùng một cung đường. Khoa học đặt tên cho hiện tượng này là "Hiệu ứng đường về" (return trip effect), và nó không đơn giản chỉ là một khái niệm vô thưởng vô phạt đâu.
Dù đi cung đường khác hay giống, đường về luôn tạo cảm giác ngắn hơn
Ban đầu khi nghe đến hiện tượng này, các nhà khoa học cho rằng nó có liên quan đến cảm giác quen thuộc. Bởi khi bạn đã từng đi qua một cung đường, bạn sẽ cảm thấy quen thuộc với cảnh vật xung quanh. Vậy nên khi trở về, cảnh vật sẽ không gây xáo trộn cảm nhận về thời gian nữa.
Tuy nhiên sau đó, lý thuyết này đã được chứng minh là không phải, bởi nó xảy ra ngay cả khi đi máy bay (không thể quan sát cảnh vật), hoặc khi đi một cung đường khác biệt.
Nguyên nhân nằm ở cách chúng ta cảm nhận và đánh giá thời gian
Hiện tượng này không liên quan đến việc đánh giá thời gian đã qua, mà dựa trên ký ức của chúng ta. Trong chuyến đi, bạn sẽ không cảm thấy có gì khác biệt về cách thời gian trôi đi. Nhưng lúc về, cảm giác này cũng tan biến, khiến bạn cảm thấy quãng đường ngắn hơn bình thường.
Hơn nữa khi rời nhà, bạn thường lên kế hoạch về thời điểm có thể tới nơi. Nó khiến bạn để ý đến đồng hồ nhiều hơn, kiểm tra giờ nhiều hơn, và tạo cảm giác thời gian như ngừng trôi vậy.
Bên cạnh đó, nguyên nhân còn nằm ở sự mong đợi: đa số chúng ta đều có góc nhìn tích cực trước mỗi chuyến đi, luôn cảm thấy phấn khích, và điều này tạm cảm giác tốn nhiều thời gian để đến nơi.
Ngược lại khi trở về, bạn lúc đó đã tin rằng lúc về sẽ rất lâu, nhưng tình hình lúc đó đã khác. Bạn không còn cảm nhận mức độ vui vẻ tương đương với trước đó nữa, và sẽ có cảm giác hành trình trở về nhanh hơn so với tưởng tượng.
Cảm nhận tương tự kể cả khi xem video
Trong một nghiên cứu năm 2011, các chuyên gia từ ĐH Tilburg (Hà Lan) muốn xác nhận xem liệu "hiệu ứng đường về" có xảy ra khi chúng ta xem video hay không.
Vậy nên, họ cho các ứng viên xem 2 video về cùng một người đang chạy xe đạp. Cả hai đều kéo dài 7 phút, và các ứng viên phải xem toàn bộ rồi tự đánh giá cảm nhận.
Kết quả thì sao? Tất cả đều cảm thấy khi trở về, người lái xe trong video đi nhanh hơn và tới đích nhanh hơn, dù cả hai đều kéo dài cùng một khoảng thời gian.
Nguồn: BS, VT.co
Trí thức trẻ