MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tại sao học sinh ở các quốc gia phát triển không học giỏi hơn, không tiến bộ sau 2 thập kỷ?

05-12-2019 - 09:10 AM | Tài chính quốc tế

Dù thực tế là chi tiêu cho mỗi học sinh trong nhóm OECD đã tăng 15%, nhưng số điểm trung bình trong bài kiểm tra đọc hiểu, toán và khoa học về cơ bản vẫn không thay đổi so với thời điểm chương trình này bắt đầu thực hiện.

3 năm 1 lần, các quốc gia đều hồi hộp chờ đợi kết quả của PISA (Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế), các bộ trưởng Giáo dục cũng phải "nếm trải" áp lực mà họ tạo ra cho học sinh. PISA là một bài kiểm tra về khả năng đọc hiểu, toán và khoa học của các học sinh ở 79 quốc gia và đưa ra cái nhìn khách quan về sự phát triển của hệ thống giáo dục ở các quốc gia tham gia khảo sát. Sau đó, số liệu mà cuộc khảo sát tạo ra được thực hiện bởi quá trình học tập chăm chỉ của các em học sinh, khi các nhà lãnh đạo "truy tìm" bí mật thành công và thể hiện kết quả của sự cải cách họ đã thực hiện.

Kết quả của cuộc khảo sát năm nay mới được công bố hôm 3/12, gần 2 thập kỷ sau khi được thực hiện lần đầu tiên vào năm 2000. Khoảng 600.000 học sinh ở độ tuổi 15 đến 16 và theo học hệ giáo dục chính quy trong ít nhất 6 năm tham gia bài kiểm tra này. Các quốc gia tham gia gồm các thành viên của OECD, và 42 nước tình nguyện, từ Albania cho đến Việt Nam.

Kỳ vọng ở thời điểm đầu thiên niên kỷ là nguồn thông tin mới dồi dào sẽ giúp xác định điều gì khiến một hệ thống trường học trở thành "tấm gương" cho những nơi khác "noi theo". Đây là động lực giúp kết quả của cuộc khảo sát tăng lên. Tuy nhiên, mọi thứ lại không đi theo xu hướng đó. Dù thực tế là chi tiêu cho mỗi học sinh trong nhóm OECD đã tăng 15%, nhưng số điểm trung bình trong bài kiểm tra đọc hiểu, toán và khoa học về cơ bản vẫn không thay đổi so với thời điểm chương trình này bắt đầu thực hiện. 

Tại sao học sinh ở các quốc gia phát triển không học giỏi hơn, không tiến bộ sau 2 thập kỷ? - Ảnh 1.

Kết quả trung bình của PISA.

Như mọi khi, năm nay cũng có rất nhiều điểm sáng. Kết quả xuất sắc của Singapore tiếp tục được cải thiện. Dẫu vậy, quốc gia này không còn dẫn đầu. Quốc gia có học sinh đạt điểm cao nhất là Trung Quốc, chính xác hơn là Bắc Kinh, Thượng Hải, Giang Tô và Quảng Đông. Ở những khu vực này của Trung Quốc, điểm trung bình của các học sinh trong bài kiểm tra toán là 591, trong khi nhóm OECD chỉ là 489. Điểm số của các quốc gia xếp hạng trung như Jordan, Ba Lan và Thổ Nhĩ Kỳ cũng được cải thiện.

Tuy nhiên, Phần Lan từng là quốc gia dẫn đầu trong bài kiểm tra này, là "tấm gương sáng" cho những nước khác, lại chứng kiến kết quả sụt giảm. Một phần nguyên nhân của việc này là các trường học không còn ảnh hưởng nhiều đến kết quả như trước đây, trong khi khía cạnh văn hoá và xã hội lại đóng vai trò quan trọng hơn. Điều đó có nghĩa là các nhà hoạch định chính sách cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Như John Jerrim đến từ Đại học University College London từng nói: "Bạn luôn nhìn thấy các quốc gia Đông Á đang trên đà dẫn đầu."

Nếu có một giải pháp được đưa ra nhằm cải thiện hệ thống giáo dục hiện tại, thì nên được phát hiện ngay bây giờ. Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa là không thể cải thiện điều gì, hay không thể rút ra bài học gì từ kết quả PISA. Nhiều quốc gia chứng kiến kết quả tăng hoặc giảm mà không có thay đổi lớn về văn hoá. Ngoài ra, bài kiểm tra còn cho thấy chi tiêu cho giáo dục và kết quả không có mối liên hệ quá mật thiết.

Một vấn đề ở đây đó là nhiều nhà lãnh đạo ngành giáo dục vẫn không chú ý nhiều vào thực tế. Một số khác thì họ quá chú tâm đến việc phải lắng nghe quan điểm của giáo viên và phụ huynh - những người không phải lúc nào cũng biết rõ nhất. Andreas Scheleicher, người đứng đầu bộ phận giáo dục của OECD, cho rằng thực tế là rất nhiều quốc gia đã ưu tiên việc thu hẹp quy mô lớp học, thay vì cách tuyển dụng và đào tạo giáo viên xuất sắc, dù bằng chứng cho thấy đây là một ý tưởng tồi tệ. Ông chỉ ra, một địa điểm cho thấy chất lượng của giáo viên đóng vai trò quan trọng hơn quy mô của một lớp học đó là Thượng Hải và Singapore. Hai quốc gia này đều đang gặt hái được lợi ích từ đó. 

Tham khảo Economist

Giang Ng

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên