Tại sao không nên cấm trẻ chơi điện thoại? Chuyên gia cho biết, cha mẹ có thể vô tình làm dấy lên 1 cuộc chiến ngầm như này
Giữa cha mẹ và con cái rơi vào một 'cuộc chiến quyền lực', người mẹ cảm thấy: 'Con phải lắng nghe tôi!'. Đứa trẻ nghĩ: 'Tôi cũng có quyền tự chủ!'.
- 27-11-2022Chịu chơi như Elon Musk: Tuyên bố sáng lập hãng điện thoại riêng thay thế iPhone nếu Twitter bị xóa khỏi App Store
- 20-12-2021Thế giới Di động "chơi lớn" sau đỉnh dịch: Bắt tay F88 cho vay tiền mặt tại chỗ với chi phí 7,5%/tháng, bán đủ thứ điện thoại, điện máy, đồng hồ, xe đạp... rồi mở chuỗi bỉm sửa đấu với Con Cưng
- 17-09-2021"Quay cuồng" cảnh học online trong gia đình 8 người con ở Hà Nội: Đứa mượn điện thoại, đứa đi học nhờ, đứa tranh thủ học ké khi anh chị được ra chơi
Những đứa trẻ quá mê điện thoại, iPad dường như đã trở thành một vấn đề khó khăn mà cha mẹ và giáo viên phải đối mặt trên toàn thế giới. "Nghiện" thiết bị điện tử khiến trẻ gặp nhiều vấn đề về tập trung, thị lực, giấc ngủ.
Các nội dung trên mạng nếu không được kiểm duyệt có thể khiến trẻ trở nên tự ti, học theo trào lưu xấu xí, nguy hiểm. Dù vậy, một tình thế nan giải của nhiều phụ huynh đó chính là: dường như càng cấm, trẻ càng mê nhiều hơn?
Ví dụ, một cuộc trò chuyện như thế này:
Mẹ: Con không được chơi điện thoại di động kể từ ngày mai!".
Đứa trẻ: "Con không chịu!".
Mẹ: "Mẹ không cần con đồng ý. Mẹ là mẹ của con, lời nói của mẹ là quyết định!".
Đứa trẻ không phục. Đến ngày hôm sau, mọi chuyện vẫn không thay đổi. Đứa trẻ vẫn say mê với chiếc điện thoại, mặc mẹ cằn nhằn bên tai.
Giữa cha mẹ và con cái rơi vào một "cuộc chiến quyền lực", người mẹ cảm thấy: "Con phải lắng nghe tôi!". Đứa trẻ nghĩ: "Tôi cũng có quyền tự chủ!".
Ảnh minh họa.
Nhà tâm lý học người Mỹ - Rudolph Drex lập luận rằng bất cứ khi nào cha mẹ ra lệnh hoặc ép buộc con cái của họ làm điều gì đó, nó có thể dẫn đến một cuộc tranh giành quyền lực. Một cuộc đối đầu như vậy thường xảy ra ở một số trẻ em có tính cách mạnh mẽ hơn.
Nhiều bậc cha mẹ, dựa vào thẩm quyền tự nhiên của mình, thô bạo yêu cầu con cái của họ vâng lời và hợp tác. Nhưng khi đứa trẻ lớn lên, thủ thuật này ngày càng trở nên không hiệu quả. Bởi vì trẻ em cũng là những cá nhân có nhân cách độc lập, cũng có nhu cầu riêng, để chống lại bố mẹ, chúng sẽ trì hoãn, khóc, không hợp tác.
Cuộc tranh giành quyền lực này càng xảy ra, trẻ em có xu hướng nổi loạn hơn.
Vì vậy, khi bạn cấm trẻ em chơi điện thoại di động quá mức, trẻ em có xu hướng chống đối, chơi hết lần này đến lần khác. Bản chất của nó không phải vì điện thoại di động quá hấp dẫn, mà một phần nguyên do là đứa trẻ không muốn nhượng bộ bố mẹ.
"Cấm trẻ chơi điện thoại di động ngược lại trở thành một loại cám dỗ"
Ông Tiền Chí Lượng, giảng viên ĐH Sư phạm Bắc Kinh (Trung Quốc) chia sẻ, bản thân ông đã nghe một người mẹ phàn nàn đứa con trai 10 tuổi gần đây đi học về nhà chỉ nằm ườn ra chơi điện thoại trên ghế sofa. Gọi con làm bài tập về nhà, ăn tối, dù hét lên nhiều lần, đứa trẻ vẫn chỉ ậm ừ.
Một lần, người mẹ tức giận giựt điện thoại trong tay con, chiếc điện thoại rơi mạnh xuống. Đứa trẻ sợ hãi, không dám chơi trong một vài ngày. Nhưng sau một tuần, đứa trẻ vẫn tìm cách chơi lại như cũ. Mẹ không cho, cậu bé vẫn lén lút chơi. Một lần, đứa trẻ thậm chí mang điện thoại của bạn cùng lớp về nhà, chơi trong chăn vào ban đêm.
Ông Chí Lượng cho rằng, câu chuyện này không quá xa lạ với nhiều bậc cha mẹ khác. Người lớn tịch thu, ném đồ đạc, nhưng sự quan tâm của trẻ đối với thiết bị điện tử không chỉ không giảm, ngược lại ngày càng tăng.
Có một hiện tượng trong tâm lý học, được gọi là "hiệu ứng trái cấm", có nghĩa là, càng cấm một cái gì đó, mọi người càng tò mò. Càng không chiếm được thứ gì đó, lại càng muốn có được.
Điện thoại di động cũng vậy, bạn càng cấm, càng kích hoạt sự quan tâm và chú ý lớn hơn của trẻ. Chúng sẽ làm mọi thứ có thể để có được điện thoại trong tay, tận dụng từng giây để chơi, mong muốn với thiết bị này cũng mãnh liệt hơn.
Ông Tiền Chí Lượng cho rằng, cấm trẻ chơi điện thoại di động ngược lại trở thành một loại cám dỗ. Sự tò mò của trẻ em về điện thoại không chỉ đơn giản là bị cấm có thể được dập tắt. Nếu tất cả các lệnh cấm được sử dụng đều hiệu quả, giáo dục sẽ không khó khăn như vậy.
Trong thời đại này, việc cấm hoàn toàn trẻ em không tiếp xúc với các thiết bị điện tử như TV, điện thoại di động và iPad là không thực tế. Ngay cả khi trường học cấm, cha mẹ cấm, trẻ vẫn có thể tiếp xúc với bạn bè.
Không chỉ vậy, thế giới của chúng ta đang trải qua những thay đổi lớn, tốc độ tiến bộ khoa học và công nghệ là ngoạn mục. Hôm nay có thể bảo vệ nghiêm ngặt để chống lại sức hấp dẫn của điện thoại di động, sản phẩm thông minh tiếp theo cha mẹ có thể ngăn chặn được không?
Chìa khóa để ngăn chặn con nghiện điện thoại là gì?
Sau tất cả, điện thoại chính nó không có sự phân biệt tốt hay xấu, nó giúp cho cuộc sống của trẻ thêm rất nhiều thuận lợi. Những gì chúng ta có thể làm là ngăn ngừa trẻ quá nghiện, cho phép trẻ phân bổ hợp lý thời gian chơi và học tập. Đặc biệt, phát triển khả năng tự kiểm soát của trẻ em là chìa khóa.
1. Nuôi dưỡng sự tự chủ của trẻ bằng cách xây dựng mối quan hệ cha mẹ và con cái tốt đẹp
Nếu bạn hỏi tại sao trẻ em nghiện điện thoại, hầu hết các bậc cha mẹ nghĩ rằng do con cái tự kiểm soát kém, hoặc đổ lỗi cho thiết bị. Trong thực tế, mọi thứ không đơn giản như vậy. Thế giới trong điện thoại di động thu hút trẻ em thường là bởi vì trong cuộc sống thực nhiều nhu cầu của trẻ không được đáp ứng.
Lấy trò chơi làm ví dụ. Trò chơi hiểu suy nghĩ và mong muốn của trẻ hơn người lớn: có phần thưởng, phản hồi tích cực và kịp thời về từng điểm tiến bộ của trẻ em; Bạn bè trong trò chơi cũng nhiều, có sự tương tác... Loại cảm giác có tính "thành tựu" này, nhiều trẻ ở nhà không thể cảm nhận được.
Ảnh minh họa.
"Tôi đã xem xét một tập hợp các dữ liệu, trong một gia đình ổn định, nguy cơ trẻ em nghiện điện thoại di động càng thấp; ngược lại, gia đình càng hỗn loạn, chẳng hạn như ly hôn, gia đình cha mẹ đơn thân, bầu không khí gia đình căng thẳng, sẽ làm trầm trọng thêm mức độ nghiện game của trẻ em. Nói một cách đơn giản, nếu trẻ em thường cảm thấy cô đơn, chán nản và thất bại từ bên trong, chúng sẽ tham gia vào thế giới ảo trực tuyến để tìm kiếm sự thoải mái", ông Tiền Chí Lượng nói.
Trẻ em nghiện điện thoại di động chỉ là một biểu hiện, đằng sau nó có rất nhiều nguyên nhân phức tạp không dễ dàng để phát hiện. Chúng ta ôn tìm cách để thay đổi một đứa trẻ, trên thực tế, điều cần thay đổi nhất là mối quan hệ của người lớn với trẻ.
Một nghiên cứu có tên "Nhận thức và thái độ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở và phụ huynh về trò chơi trực tuyến", cho thấy: Hành vi nghiện trò chơi của trẻ em có liên quan chặt chẽ đến mối quan hệ cha mẹ và con cái; mối quan hệ cha mẹ và con cái càng kém, càng dễ dẫn đến việc trẻ em hình thành hành vi nghiện trò chơi trực tuyến.
Để ngăn chặn hoàn toàn tình trạng trẻ nghiện điện thoại di động, cha mẹ nên bắt đầu với môi trường gia đình. Thay đổi thái độ giao tiếpvới trẻ, đồng hành cùng con, lấp đầy sự trống rỗng bên trong của trẻ với tình yêu chân thành.
2. Nếu được hướng dẫn hợp lý, điện thoại di động có thể đóng vai trò tích cực
Cha mẹ có thể tham khảo 4 gợi ý sau:
Đầu tiên, thảo luận về các quy tắc sử dụng điện thoại di động với trẻ: chẳng hạn như cha mẹ và trẻ đàm phán thời gian chơi điện thoại di động mỗi ngày và tuân thủ nghiêm ngặt; Điện thoại di động không được mang đến trường; Ăn, ngủ, đi bộ không thể sử dụng...
Thứ hai, mở rộng tiếp xúc của trẻ, nuôi dưỡng một số sở thích lành mạnh, để trẻ tìm thấy một cái gì đó thú vị hơn điện thoại di động.
Thứ ba, dành nhiều thời gian hơn với trẻ em, để thời gian cha mẹ và con cái thay thế thời gian màn hình.
Thứ tư, không làm gương xấu: để giữ cho trẻ em tránh xa thiết bị điện tử, một trong những cách tốt nhất là người lớn làm gương. Trước mặt đứa trẻ, nên kiểm soát việc "ôm" điện thoại trừ khi quá cần thiết.
Trí thức trẻ