Tại sao ngày càng có nhiều khách du lịch ứng xử kém khi đi máy bay?
Họ quấy rối, lạm dụng, xúc phạm và cố tình không tuân theo các hướng dẫn về an toàn bay và sức khỏe cộng đồng.
- 01-06-2023Có trong tay "núi tiền", sở hữu đất nhiều nhất nhì nước Mỹ, người đàn ông này vẫn đi máy bay hạng phổ thông hơn 10 năm, "keo kiệt" với chính mình
- 22-05-2023Vì sao đi máy bay không nên mặc váy ngắn?
- 12-05-2023Người trẻ tại quốc gia giàu có bậc nhất châu Á vỡ mộng khi đi tìm 'giấc mơ Bắc Âu': Chật vật vì phí sinh hoạt, phải đi máy bay mới được ăn ngon
Khi các biên giới mở cửa trở lại vào năm 2022, các trường hợp hành khách quấy rối, đe dọa, cư xử thiếu ý thức với phi hành đoàn tăng lên đột biến. Họ quấy rối, lạm dụng, xúc phạm và cố tình không tuân theo các hướng dẫn về an toàn bay và sức khỏe cộng đồng, các video quay lại cảnh tượng này đã làm dậy sóng cộng đồng mạng trong một thời gian dài.
Một số tiếp viên hàng không vì vượt quá giới hạn chịu đựng nên đã chống trả. Trong một đoạn clip được đăng trên Twitter vào tháng 12/2022, một thành viên phi hành đoàn IndiGo Airline, Ấn Độ đã thẳng thắn phản pháo lại một hành khách lỗ mãng khi người này liên tục quát tháo đồng nghiệp của cô. Cô nói: “Chúng tôi là nhân viên, không phải người hầu của anh”.
Cục Hàng không Liên bang Hoa Kỳ ghi nhận gần 6.000 vụ hành khách bất lịch sự trên khắp các hãng hàng không Hoa Kỳ vào năm 2021, hơn 4.000 vụ trong số đó có liên quan đến việc đeo khẩu trang.
Vào năm 2022, Kris Major, Chủ tịch Ủy ban phi hành đoàn của Liên đoàn công nhân vận tải châu Âu chứng kiến không ít cảnh tượng mất kiểm soát trong ngành hành không, chuyến bay bị hủy liên tục, hành lý thất lạc, hành khách làm loạn, tiếp viên hàng không thì thiếu người, ông nhận định đây là cuộc khủng hoảng hàng không tồi tệ nhất mình từng chứng kiến trong hơn hai thập kỷ. Không chỉ nhân viên trên máy bay mà nhân viên phục vụ dưới mặt đất cũng gặp tình trạng tương tự.
Hành khách đang có nhu cầu khắt khe hơn
Một số phi hành đoàn nhận ra nhiều hành khách thực ra không hẳn là bất lịch sự, chỉ là họ đang trở nên khắt khe và đòi hỏi hơn trước. Lý do một phần là do chi phí vé máy bay. Khi họ phải trả một số tiền cao gần gấp đôi tiền vé cũ như hồi trước đại dịch, họ sẽ kỳ vọng dịch vụ cũng phải tăng lên tương xứng với giá tiền. Ngoài ra, họ cũng tưởng rằng các dịch vụ sẵn có trên máy bay đã trở lại như hồi trước đại dịch.
Tâm lý của một số người là khi trả nhiều tiền hơn, họ cố gắng lấy được giá trị cao nhất từ tấm vé. Dù khách đòi hỏi nhiều hơn nhưng các hãng hàng không thì không thể chu đáo với từng người được, bởi họ còn đang vật lộn với lượng khách tăng đột biến. Nhiều cựu thành viên phi hành đoàn đã kể lại trải nghiệm của mình trên YouTube. Họ thường gặp vấn đề sức khỏe tinh thần hậu đại dịch do thường phải chịu đựng cảm xúc thất thường và hành vi tồi tệ của khách hàng trong nhiều năm. Hành khách trên máy bay trước giờ vốn đã đòi hỏi, nhưng yêu cầu của họ càng ngày càng vô lý.
Chuyên gia chỉ ra các quy tắc và hạn chế trong thời điểm Covdi-19 đã ảnh hưởng đến khả năng tự kiểm soát của hành khách, khiến họ trở nên hung hăng và giận dữ hơn.
Ở Singapore, các hành vi gây rối, gây nguy hiểm cho sự an toàn của máy bay, nhẹ nhất có thể chỉ là nhận được email cảnh cáo, nặng hơn có thể bị phạt tới 500.000 đô và đưa vào danh sách đen của hãng bay, hoặc tệ hơn là bị bỏ tù tới 10 năm và cấm bay vĩnh viễn.
Phụ nữ Việt Nam