Tại sao ngày càng có nhiều người nối liền phòng khách với ban công? Đây là 10 lý do giúp ban công dôi ra diện tích cực nhiều
Ngày càng có nhiều người ưa chuộng kiểu thiết kế nối liền phòng khách và ban công ở các chung cư. Và đây là lợi ích đáng kinh ngạc giúp thiết kế kiểu này thay đổi tính năng của ngôi nhà.
- 25-02-202263% người trẻ mua nhà cảm thấy hối tiếc vì đã BỎ QUÊN một bước quan trọng này
- 23-02-2022Nhà không còn là "vua đầu tư" với người Trung Quốc, 3 thứ thiết thực sau mới thực sự khiến người dân nước này đổ xô "chi tiền" trong 5 năm tới
- 20-02-20226 loại cây hoa dù đẹp mắt đến mấy cũng không nên trồng trong nhà kẻo phá tan tiền tài, cây đầu tiên được nhiều người chơi nhất
Là một phần mở rộng của ngôi nhà, ban công không chỉ giúp kết nối tầm nhìn trong nhà và ngoài trời mà còn có tác dụng điều hòa không khí trong phong thủy. Tuy nhiên, nhiều người thường bỏ qua khoảng không gian tuyệt vời của ban công, thay vào đó, họ chỉ làm nơi để phơi quần áo hoặc cất đồ đạc. Điều này thật đáng tiếc!
Ngày càng có nhiều người ưa chuộng kiểu thiết kế nối liền không gian phòng khách và ban công. Những gợi ý sau đây sẽ giúp bạn có nhiều ý tưởng hơn để tận dụng tối đa được không gian ban công của nhà mình.
10 ý tưởng giúp gia chủ tận dụng diện tích ban công chung cư
1. Loại bỏ cửa trượt
Với những căn hộ được chủ đầu tư bàn giao thô thì gia chủ có thể dễ dàng thiết kế và thi công theo ý bản thân mình. Tuy nhiên, với nhiều căn hộ khi nghiệm thu đã được chủ đầu tư lắp đặt cửa trượt thì gia chủ có thể cân nhắc loại bỏ để kết nối với diện tích ban công. Mặc dù cửa trượt có nhiều ưu điểm nhưng cũng có không ít nhược điểm khiến không gian trở nên ngột ngạt, bí bách, đồng thời khả năng đón nắng, đón ánh sáng cũng không được tốt.
2. Không cần lát gạch chống trượt
Nếu đã lựa chọn nối thông phòng khách và ban công, gia chủ có thể không cần lát gạch chống trượt ngoài ban công. Gạch chống trượt phù hợp lát trong phòng tắm. Ở ngoài ban công sẽ có các cách bài trí khác thay vào nên có thể bỏ bớt công đoạn này. Hơn nữa cùng lát gạch hoặc sàn gỗ trông nền nhà sẽ đồng bộ hơn.
Việc đồng bộ họa tiết gạch hoặc sàn gỗ từ phòng khách ra ngoài ban công mang lại hiệu ứng tầm nhìn tốt hơn. Ngoài ra, không nên lát đá màu khác ở khu vực ngưỡng cửa giữa phòng khách và ban công sẽ là mất sự hài hòa của tổng thể.
3. Tường khu vực ban công chung cư không nên lát gạch
Với thiết kế cũ, nhiều gia đình ốp gạch lên tường ở khu vực ban công. Tuy nhiên, cách làm này có nhiều nhược điểm, lâu ngày cũng dễ bong tróc, đặc biệt, khi thời tiết trở lạnh hoặc nồm ẩm, hơi nước dễ đọng gây ẩm mốc, bụi bẩn hại cho sức khỏe.
Hiện nay, có nhiều đơn vị thi công có thể thực hiện vẽ tranh nghệ thuật, thiết kế các giá treo có công năng chống thấm, chống ẩm mà không cần cọ rửa khác hẳn với khi sơn tường thông thường.
4. Cửa sổ hợp kim nhôm thông thường đã "lỗi thời"
Càng ngày các thiết kế thông minh được ứng dụng càng nhiều trong nhà chung cư. Đơn cử là khu vực cửa ban công, nhiều gia đình đã lựa chọn từ bỏ cửa khung hợp kim nhôm thông thường. Cửa sổ hợp kim nhôm với các khung ngăn cách khiến cản trở tâm nhìn từ trong nhà ra ngoài trời, chỉ mở được một phần sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả thông gió đồng thời không thể làm mới nguồn khí ở trong nhà.
Trên thị trường cung ứng hiện nay đã có nhiều loại cửa kính cảm ứng thông minh. Điều này rất hữu ích khi hạ xuống là lan can kính, giúp tầm nhìn rộng mở mà vẫn giữ an toàn cho người lớn lẫn trẻ nhỏ.
5. Hạn chế rèm cửa màn lưới
Kiểu rèm thanh màn rủ có lẽ đã trở nên "lỗi thời", mỗi lần kéo đều mất công sức, tốn thời gian mà nhiều khi lại bị kẹt. Hơn nữa, nếu không giặt giũ, làm sạch thường xuyên thì đó chính là nơi trú ngụ nhiều bụi bặm, vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
Nếu rèm cửa rủ quá dày trông sẽ thô, không đẹp, quá mỏng thì hiệu quả che nắng không tốt, không cản sáng được hoàn toàn. Lựa chọn lắp đặt rèm lưới thông minh được nhiều người hiện đại ưa chuộng. Loại rèm này có thể lắp trực tiếp xen vào lớp kính hoặc bên cạnh tiện lợi hơn rất nhiều mà gia chủ không cần mất nhiều thời gian làm sạch.
6. Trần giả thạch cao không còn cần thiết
Thông thường, khu vực ngoài ban công được đi đường thạch cao xung quanh, lắp đèn âm trần vào giữa. Cách lắp đặt này hiện đã xưa cũ vì về lâu, chịu nhiệt độ và độ ẩm, rất dễ bị nứt ở các góc. Khi đó, gia chủ cần mất công sửa lại.
7. Giàn phơi thông minh được ưa chuộng hơn nhiều
Khi phòng khách và ban công đã thông với nhau mà không có cửa lùa, nhiều người cho rằng việc phơi quần áo trông sẽ mất mỹ quan, ảnh hưởng đến tầm nhìn tổng thể, khi ngồi trong phòng nhìn ra trông sẽ lộn xộn.
Hiện nay có nhiều loại giàn phơi thông minh, khi không sử dụng có thể ẩn vào trong không ảnh hưởng nhiều đến không gian. Dù ban công nhà bạn có diện tích khiêm tốn thì cũng sẽ không ảnh hưởng đến cảnh quan chung.
8. Biến ban công thành khu vực giặt là
Với nhà chung cư, dù diện tích rộng rãi hay khiêm tốn thì ban công cũng là một gợi ý vàng để thiết kế dùng làm khu vực giặt giũ. Nhiều nhà thiết kế lắp tủ treo phía trên máy giặt, bên dưới đặt máy giặt. Thiết kế này nhìn qua có vẻ gọn gàng, thẩm mỹ và tiện lợi khi sử dụng nhưng tủ treo phía trên nếu không được làm bằng chất liệu tốt sẽ dễ bị ẩm.
Tại khu vực này, gia chủ có thể chọn làm tủ âm tường vừa giúp tăng không gian trữ đồ, cũng không lo bị va đập do tủ chiếm diện tích.
9. Máy giặt và máy sấy tách biệt
Phần lớn nhiều gia đình chọn máy giặt có chế độ sấy để tiện dụng, đặc biệt những ngày trời mưa ẩm, thời tiết nồm để sấy quần áo nhanh khô và thơm tho. Tuy nhiên, nhưng người tiêu dùng thông thái và có điều kiện hơn thường coi máy móc là những người giúp việc chuyên nghiệp. Bởi vậy, họ chọn đúng công năng, nghĩa là giặt riêng, sấy riêng. Điều này không chỉ giúp công việc giặt và sấy độc lập, tiết kiệm thời gian mà còn giúp máy móc bền hơn.
10. Ban công không chỉ có cây xanh
Ngoài việc "xanh hóa" khu vực ban công, gia chủ có thể thiết kế khu vực này với nhiều công năng hơn như nơi "chill", bàn trà, nơi làm việc (nếu đủ yên tĩnh), góc đọc sách,...
(Thông tin mang tính chiêm nghiệm)
Pháp luật và bạn đọc