MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tại sao người càng không có bản lĩnh thì lòng tự tôn lại càng cao?

14-10-2018 - 17:08 PM | Sống

Khi năng lực và lòng tự tôn của bản thân không phối hợp, làm gì cũng sẽ khó chịu. Bạn càng không có năng lực nắm chắc chuyện nào đó, thì càng cường điệu lòng tự tôn, xoắn xuýt chuyện nhỏ. Hãy dành ra năm phút để xem kĩ bản thân, nhìn thẳng vào biểu hiện.

1. Bạn là tự tôn hay là tự ti?

Gần đây phát hiện trong thông báo tuyển dụng của công ty, càng là sinh viên non nớt mới ra đời, lòng tự tôn càng mạnh mẽ. Tuy trên biểu hiện họ trông kính cẩn lễ phép rất nghe lời bạn, nhưng thực tế làm việc lại không như vậy.

Một công ty nọ, thường vào lúc nhân viên mới vào nghề không hiểu nghiệp vụ, sẽ sắp xếp cho một mình họ tiến hành nghiệp vụ phổ biến báo quảng cáo bên đường. Công việc này có vẻ như bình thường lại đơn giản, nhưng đủ để nhìn ra thái độ nghề nghiệp của một người.

Bạn hiểu hay không hiểu cái gọi là "buông bỏ lòng tự tôn"?

Một người có thể buông bỏ lòng tự tôn để làm việc thì sẽ nhìn thấy kết quả mục tiêu. Song người quá cường điệu tự tôn thì lúc làm việc, luôn hy vọng có người cùng mình làm công việc tương tự, như vậy sẽ khiến họ cảm thấy bớt khó xử. Đối với những người vẫn dừng lại ở giai đoạn tay trắng lại vô cùng khát vọng thành công mà nói, "lòng tự tôn" cường điệu quá độ đều chắc chắn là hòn đá vướng chân lớn nhất trên con đường tiến về phía trước.

Nếu muốn đạt được thứ bạn muốn, xin hãy buông bỏ lòng tự tôn vô dụng.

Tại sao người càng không có bản lĩnh thì lòng tự tôn lại càng cao? - Ảnh 1.

"Tự tôn" vốn là lời ca ngợi cực kỳ có giá trị, khiến người khác biết tiến lui, hiểu được vinh nhục. Một người có lòng tự tôn cao, vì có được sự tôn trọng của người khác và xã hội mà bán mạng phấn đấu đến cùng, nghiêm túc tuân thủ tiêu chuẩn đạo đức của xã hội, luôn luôn để thể diện bản thân tồn tại một cách có tôn nghiêm.

Nhưng ở một vài người yếu đuối mà nhạy cảm, tự tôn lại thành một món vũ khí sắc bén để yêu cầu, đòi hỏi người khác. Thể diện của họ lớn hơn tình bạn, lớn hơn tình thân, thậm chí lớn hơn trời.

Khi một người càng vô dụng, càng cố chấp về những giới hạn không đáng kể đó, thì khắp nơi đều sẽ biểu hiện ra lòng tự tôn lớn mạnh của bản thân. Sự tự tôn mà bản thân say mê này chẳng qua chỉ là một thứ tâng bốc bản thân yếu đuối được xây dựng trên cảm giác không an toàn. Nhiều lúc, yêu cầu tự tôn và năng lực trở thành tỷ lệ nghịch.

Ví dụ Phùng Tiểu Cương trong phim điện ảnh "Lão Pháo Nhi", con trai ông cần tiền vô cùng cấp bách lại vẫn cứ cố chấp cường điệu vấn đề thể diện. Thêm ví dụ như có vài sinh viên tốt nghiệp lại thất nghiệp ở nhà ăn bám, luôn quan tâm những vấn đề như sự chỉ trỏ nói xấu sau lưng người khác đối với mình và ai móc ra hàng hiệu gì từ trong túi. Sức lực của người là có giới hạn. Cường điệu tự tôn với chuyện nhỏ, thì không thể làm chuyện lớn.

Lòng tự tôn quá hiếu thắng, quá nhạy cảm thực ra bắt nguồn từ sự tự ti.

Còn nhớ vừa bước vào nơi làm việc, công việc đầu tiên của tôi chính là trợ lý đi theo sau. Đó dường như là một công việc rất nở mày nở mặt, lương cao, thuyền du lịch tư nhân, nơi ở rộng, xe cao cấp, người tiếp đãi đều là nhân vật nổi tiếng.

Chính là vào lúc tự mình cho là nên được người khác tôn trọng, lại không phát giác thực ra chỉ là một hạt cát trên sa mạc bị gọi đến quát đi. Bởi vì năng lực của bản thân chẳng qua chỉ là một người "mở cửa xe" mà thôi. Lần ấn tượng sâu sắc nhất chính là lúc tiếp đãi một ông chủ trong giới thương gia vô cùng có tiền, tôi không kịp sắp xếp rượu ông ấy muốn uống, thế là bị chỉ vào mũi mắng: "Cậu chính là một thằng ngốc!"

Hôm từ chức đó, tôi vô cùng cảm kích việc trải qua như thế. Nó dạy tôi một chuyện quan trọng nhất chính là: "Khi bạn không có giá trị nào thì lòng tự tôn cũng bạn cũng không hề có giá trị gì."

Tôn trọng là thứ có được tùy theo sự thăng cấp của giá trị.

Tại sao người càng không có bản lĩnh thì lòng tự tôn lại càng cao? - Ảnh 2.

2. Xin thừa nhận hai chuyện này

Có một bạn trẻ họ hàng xa cũng là điển hình của lòng tự tôn mãnh liệt, kiên trì muốn làm "lãnh đạo", thà thất nghiệp ăn bám ở nhà cũng không đi làm những "công nhân cổ xanh" tiền lương không thấp, cho rằng đó là điều mất mặt. Người nhà khó khăn lắm mới nhờ người khác tìm một công việc được coi là lý tưởng. Ngày thứ hai chỉ bởi vì đồng nghiệp chê học lực thấp nên tự tôn mà từ chức. Đến nay, cậu ấy cũng không có một công việc chính thức.

Trước tiên, xin thừa nhận khoảng cách to lớn giữa người và người. Đừng dùng lời lẽ kiểu "Giữa chúng ta là bình đẳng" để lừa gạt bản thân, đừng tức giận bất bình sự không công bằng của thế giới, đừng trông mong người khác dùng thái độ tương đồng để đối đãi bạn, cũng đừng tính toán chi ly diện tích bóng mờ trong lòng mình.

Giữa người và người thực sự tồn tại khoảng cách to lớn, hơn nữa những khoảng cách này là có nguyên nhân cả.

Thứ hai, đừng trông mong mọi người đều sẽ nhiệt tình giúp đỡ bạn, vẫn phải cần cách bạn hy vọng. Lúc nên cầu xin người, đừng hạ thấp phong thái, đừng tưởng mọi thứ đều là đạo lý hiển nhiên. Một người có thể trải qua được bao nhiêu sự bôi nhọ, chịu bao nhiêu khó khăn mệt nhọc mới có thể gánh vác được bấy nhiêu lời khen ngợi.

Chấp nhận chính là tiền đề của xuất phát lực.

Tại sao người càng không có bản lĩnh thì lòng tự tôn lại càng cao? - Ảnh 3.

Theo An Sinh

Trí thức trẻ

Trở lên trên