Tại sao người siêu giàu trên thế giới tăng vọt trong năm 2019 và số lượng tỷ phú đô la Việt Nam có gì thay đổi?
Công ty nghiên cứu thị trường Wealth-X cho biết số người siêu giàu (có giá trị tài sản ròng từ 5 – 30 triệu USD) đã tăng từ 2,39 triệu năm 2018 lên 2,67 triệu trong năm 2019.
- 17-02-2020Thủ tướng: Chính phủ không chọn giải pháp dễ là đóng cửa mọi thứ!
- 17-02-2020Giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số "Make in Vietnam" lần đầu tiên đạt chứng nhận quốc tế
- 17-02-2020Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam nói gì về tác động của virus Corona với tình hình kinh doanh?
Tốc độ tăng trưởng của nhóm siêu giàu năm qua là 10% so với mức 1% năm trước đó – đại diện của Wealth-X nói với CNBC. Bước nhảy vọt này là do giá của hầu hết các loại tài sản đã tăng trong năm 2019.
Đơn cử thị trường chứng khoán Mỹ chứng kiến chỉ số S&P 500 tăng 28,9% trong năm 2019. Đây là mức tăng lớn nhất của chỉ số này kể từ năm 2013. Chỉ số Nasdaq cũng đã tăng 35,2% và là mức tăng cao nhất trong một năm kể từ 6 năm qua. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 22,3% trong năm 2019, theo CNBC.
Theo báo cáo của Wealth-X, sự tăng giá cổ phiếu phần lớn là do các ngân hàng trung ương toàn cầu tập trung vào các chương trình kích thích tiền tệ, trong đó các ngân hàng trung ương hàng đầu cắt giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế.
Mỹ là nơi sinh sống của phần lớn những người có giá trị ròng từ 5 triệu đến 30 triệu USD, khi so sánh theo quốc gia. Có 969.075 cá nhân siêu giàu ở Mỹ vào năm 2019, tăng 15,9% so với năm trước.
Tất nhiên nước này cũng có khoảng cách rõ rệt về giàu nghèo với sự bất bình đẳng thu nhập trong năm 2019 đạt ngưỡng cao nhất trong khoảng 50 năm qua, theo tính toán của Cục điều tra dân số.
Trung Quốc có số lượng cá nhân siêu giàu đứng thứ 2, với 259.830; tiếp theo là Nhật Bản với 186.250 người và Đức với 129.875 người..
Báo cáo của Wealth-X đầu năm 2019 đã ước tính Việt Nam đứng thứ 4 toàn cầu về tốc độ tăng trưởng số lượng người siêu giàu ở nhóm cá nhân có khối tài sản 1-30 triệu USD trong giai đoạn 2018 - 2023.
Theo Forbes, trong năm 2019, Việt Nam có 5 tỷ phú đô la, gồm: ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO Vietjet Air, ông Nguyễn Bá Dương - Chủ tịch Thaco, ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Masan và ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch Techcombank.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, số tỷ phú đô la của Việt Nam chỉ còn 4. Ông Nguyễn Đăng Quang hiện không còn trong bảng xếp hạng thời gian thực của Forbes. Số tài sản của ông Quang hiện ở dưới mức 1 tỷ USD.
Ông Phạm Nhật Vượng vẫn là người giàu nhất Việt Nam. Nhưng nếu năm 2019, ông Vượng nhảy từ vị trí 499 lên 239 thế giới với tổng tài sản 6,6 tỷ USD thì ở bảng xếp hạng thời gian thực 17/2, ông đã rớt xuống vị trí 261. Tuy nhiên, giá trị tài sảng ròng vẫn tăng 700 triệu USD.
Bà Thảo đang sở hữu khối tài sản trị giá 2,4 tỷ USD, đứng thứ 1.091 thế giới, tiếp tục đà rớt hạng từ năm 2019.
Với ông Trần Bá Dương, tổng giá trị tài sản của ông và gia đình đã chạm mức 1,7 tỷ USD, vẫn giữ nguyên so với năm ngoái. Tuy nhiên, vị tỷ phú đã rớt xuống vị trí 1.490, giảm 101 bậc trên bảng xếp hạng.
Ông Hồ Hùng Anh hiện có tổng tài sản là 1,3 tỷ USD và vị trí 1.847. Năm ngoái, con số này là 1,7 tỷ USD theo Forbes.