Tại sao nhiều người ghét cay ghét đắng công việc đang làm nhưng vẫn quyết không bỏ việc?
Hiện tại trên toàn thế giới có tới 8% lực lượng lao động không thích thú với công việc của họ nhưng cũng không có đủ động lực từ bỏ công việc đó.
- 14-10-2016CEO Saigon Books Nguyễn Tuấn Quỳnh: Nhân viên không từ bỏ công việc, họ bỏ sếp mà thôi!
- 12-10-2016Nữ doanh nhân 8x và hành trình bỏ việc Louis Vuitton để đi bán bánh đa cua Hải Phòng
- 25-09-2016Câu chuyện chàng trai bỏ việc hăm hở khởi nghiệp, thất bại rồi lại quay về "kiếp làm thuê" khiến nhiều người tỉnh ngộ
TÙ NHÂN
Đó là cụm từ mà những chuyên gia thực hiện khảo sát Aon Hewitt dùng để mô tả về những người đang phải cố làm việc, gắn bó với công việc mà mình ghét cay ghét đắng dựa trên dữ liệu thu thập được từ 500.000 người lao động.
Không có động lực làm việc khiến những người như vậy dần trở nên ì ạch và điều đó kéo dài trong suốt phần đời còn lại của họ. “Nếu đang cảm thấy bế tắc và chán nản, vậy cuộc sống bên ngoài công việc, với vợ hoặc chồng, bạn bè, đối tác... của bạn như thế nào?”, Ken Oehler - người thực hiện khảo sát của Aon Hewitt đưa ra câu hỏi khảo sát và nhận được câu trả lời: “Cũng không khá hơn là mấy”.
Câu hỏi đặt ra là tại sao những người này không làm điều gì đó? Tại sao họ không cố gắng thử thay đổi tình hình, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường lao động phát triển như hiện nay?
Câu trả lời khá phiền phức!
Đầu tiên, có thể do họ bị “còng” vào bàn làm việc bởi một chiếc “còng số 8 bằng vàng”. Những "tù nhân" trong phòng làm việc – theo cách gọi của Aon Hewitt – chắc chắn không phải là những người không có khả năng tìm một công việc. Họ chỉ đơn giản là những kẻ không-muốn-tìm-việc-mới.
Điều này lý giải tại sao họ thường được trả lương cao hơn năng lực thực có. Nghiên cứu của Aon Hewitt chỉ ra rằng, hơn 60% "tù nhân trong phòng làm việc" nhận được mức lương cao hơn mức trung bình của thị trường.
“Họ đang được trả lương cao hơn mức lương của một công việc mà họ có thể tìm được bên ngoài thị trường lao động. Tuy nhiên sau đó do năng lực quản lý yếu kém ở công ty, họ dần rơi vào tình trạng 'tù nhân' như kể trên”, Oehler cho biết.
Sự trì trệ trong công việc bắt đầu hình thành từ đó. Nghiên cứu chỉ ra rằng thời gian gắn bó với một công ty càng lâu, khả năng bạn cảm thấy bị mắc kẹt trong công việc đó càng cao. “Những người ở trong công ty càng lâu lại tự cho mình cảm thấy họ đã đóng góp cho công ty càng nhiều”.
Dẫu vậy, gánh nặng tạo ra niềm vui và sự hạnh phúc trong công việc không nên đặt hết lên vai nhân viên. "Cảm giác được cống hiến, gắn kết với công việc là điều gì đó mà công ty nợ nhân viên".
Tuy nhiên các nhân viên đều hiểu, rất nhiều công ty không thể mang lại được cảm giác đó và đó là lúc họ cần phải hành động. "Có thể là tìm đến những cấp quản lý cao hơn để đưa ra đề xuất về những gì bạn mong muốn để tạo động lực làm việc cho chính mình. Trong trường hợp xấu nhất nếu điều đó cũng không mang lại tác dụng gì, đừng ngần ngại tìm kiếm cho mình một công việc mới!"
CafeBiz/Trí thức trẻ