MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tại sao ốm không nên ăn bún?

16-10-2023 - 10:37 AM | Sống

Khi ốm, nhiều người ngại dùng cơm và cảm thấy bún dễ ăn hơn, nhưng thực tế món này không phù hợp với họ; bạn có biết tại sao ốm không nên ăn bún?

Bún là món ăn yêu thích của rất nhiều người, có thể biến tấu với nhiều hình thức như bún nước, bún trộn, bún xào, bún cuốn... và kết hợp với nhiều thực phẩm như thịt bò, thịt lợn, lươn, cua, ốc, hải sản các loại...

Vậy tại sao ốm không nên ăn bún khi mà nhiều người nghĩ đến nó mỗi lúc cảm thấy quá mệt để ăn cơm?

Tại sao ốm không nên ăn bún?

Khi người bị ốm, cơ thể thường mất năng lượng và mệt mỏi. Việc tiêu hóa thức ăn có thể trở nên khó khăn do hệ tiêu hóa hoạt động chậm hơn. Vì thế, các chuyên gia khuyên nên hạn chế ăn bún trong thời điểm này.

Tại sao ốm không nên ăn bún? - Ảnh 1.

Các chuyên gia khuyên không nên ăn bún khi bị ốm. Tại sao ốm không nên ăn bún? (Ảnh: BBC)

Trả lời trên báo Thanh Niên , bác sỹ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết, bún tuy mềm và dễ ăn nhưng một số đặc điểmcủa quá trình sản xuất khiến nó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Bún không thích hợp với những người có vấn đề ở đường tiêu hóa, bởi nó được làm từ bột gạo, ngâm với nước trước khi chế biến khoảng một ngày. Trong thời gian này, bột sẽ lên men, dễ gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Do vậy, những người bị viêm dạ dày hoặc hội chứng dạ dày - tá tràng nên hạn chế ăn bún.

Khi bị ốm, bạn không nên ăn bún hoặc các món được chế biến từ bún vì cơ thể lúc này đang mệt, tiêu hóa không tốt như ngày bình thường. Việc ăn bún trong tình trạng đó có thể gây khó chịu, khiến bạn mệt mỏi hơn. Đó là lý do tại sao ốm không nên ăn bún.

Ngoài ra, trong quá trình làm bún, nhà sản xuất có thể thêm các phụ gia không an toàn như bột huỳnh quang để làm bóng, chất tẩy để làm trắng, hàn the tạo độ dai và bảo quản lâu… Đây là những chất không nằm trong danh mục các loại hóa chất, phụ gia được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong bảo quản và chế biến thực phẩm.

Khi bị ốm, bạn nên dùng những món ăn nhẹ như cháo đỗ xanh, cháo thịt, hoặc súp để giảm gánh nặng cho đường tiêu hoá , đồng thời cung cấp năng lượng nhanh chóng cho cơ thể phục hồi.

Những người nên đặc biệt hạn chế ăn bún

Như đã nói trên, những người ốm, mệt nói chung hay có bệnh đường tiêu hóa không nên ăn bún. Ngoài ra, bún cũng cần hạn chế với:

- Trẻ em: Bún, mỹ là món ăn nhanh, dễ chế biến, nhất là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, vì lợi nhuận, người sản xuất bún thường cho hóa chất trong quá trình chế biến. Trẻ nhỏ thường xuyên ăn bún sẽ ảnh hưởng tới đường tiêu hóa chưa hoàn thiện. Vì vậy, tốt nhất không nên cho trẻ ăn bún quá sớm, hoặc hạn chế món này với trẻ em.

- Phụ nữ sau sinh

Phụ nữ sau sinh cũng là đối tượng được khuyên hạn chế ăn bún, bởi bún được làm từ gạo ngâm chua, không có lợi cho đường tiêu hóa nhạy cảm của họ. Các hóa chất có thể được người sản xuất sử dụng để chế biến bún cũng  ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hoá của người mẹ và em bé.

 (Tổng hợp)

Theo Nguyệt Ánh/VTC News

VTC

Trở lên trên