Tại sao tăng trưởng xuất khẩu doanh nghiệp trong nước "vượt mặt" doanh nghiệp FDI gấp nhiều lần?
Số liệu Tổng cục Thống kê cho biết kim ngạch hàng hoá xuất khẩu trong 9 tháng ước tính đạt 194,3 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng 16,4%, chiếm 30,7%. Khu vực có vốn FDI tăng 5%, chiếm 69,3%.
- 30-09-201917 trường hợp được miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân
- 29-09-2019Báo cáo mới của Wealth-X: 68% người giàu nhất thế giới đều là ‘tự thân vận động’, cơ hội trở thành Bill Gates tiếp theo của chúng ta đều như nhau!
- 29-09-2019Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về chủ động tham gia cách mạng công nghiệp lần thứ tư
- 28-09-2019Kinh tế Việt Nam 9 tháng qua các con số
Nhận định về tình hình xuất khẩu trong 3 quý của năm 2019, ông Nguyễn Trung Tiến, Phó Tổng cục trưởng kiêm Vụ trưởng Vụ thống kê Thương mại và Dịch vụ cho biết có một số điểm sáng.
Thứ nhất là Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng xuất khẩu cao so với các nước trong khu vực. Cụ thể, với các nước vốn có tiềm năng xuất khẩu như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, tốc độ tăng trưởng đều ở mức rất thấp, trên dưới 2%. Trong khi đó, với Việt Nam là tăng 8,2%.
Thứ hai, Việt Nam đã xuất siêu được 5,9%.
Thứ ba, là xuất khẩu của khu vực trong nước có tốc độ tăng trưởng cao hơn doanh nghiệp FDI. Cụ thể, mức tăng của khối doanh nghiệp trong nước đạt 16,4% trong khi khối FDI chỉ tăng 5%.
Giải thích hiện tượng này, ông Tiến cho biết dù khối FDI chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu, gần 70% nhưng tốc độ tăng trưởng một số mặt hàng chủ lực tăng trưởng không cao. Ví dụ mặt hàng điện thoại di động chỉ tăng 5,1%.
Ngược lại, với các doanh nghiệp trong nước, các mặt hàng xuất khẩu như dệt may, da giày, máy móc thiết bị có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu rất cao. Đơn cử như dệt may tăng 10,4%, da giày tăng 13,5%. Đặc biệt, ông Tiến cho biết các mặt hàng kim loại đá quý xuất khẩu tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2018.
"Điều đó làm cho tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước tăng cao hơn so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài", ông nói.
Xu hướng này theo ông Tuyến vẫn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới dù tỷ trọng xuất khẩu của khối FDI vẫn chiếm ưu thế.