MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tài xế công nghệ lao đao thời bão giá, nhiều người có ý định bán xe, bỏ nghề

12-07-2022 - 10:00 AM | Kinh tế số

Tài xế công nghệ lao đao thời bão giá, nhiều người có ý định bán xe, bỏ nghề

Thị trường chạy xe công nghệ vài năm trước rất phát triển, được coi là một nghề “hái ra tiền”. Tuy nhiên, giá xăng leo thang khiến đời sống của tài xế xe công nghệ bấp bênh hơn bao giờ hết.

Thời gian gần đây, việc đặt xe công nghệ tại nhiều khu vực ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh gặp rất nhiều khó khăn. Có nhiều hành khách phải chờ đến 60 phút mới có thể đặt được một chuyến xe do tài xế từ chối nhận cuốc hoặc hệ thống không tìm được tài xế.

Ngoài ra, nhiều khách hàng cũng chia sẻ về việc giá cước tăng cao. Với quãng đường gần 3km từ nhà tới cơ quan trước đây cước xe là 30.000 đồng nhưng hiện tại giá đã lên đến 40.000 - 50.000 đồng. Thậm chí, khi cước xe đã gấp 2, gấp 3 lần nhưng người dùng vẫn không thể đặt được xe.

Một phần nguyên nhân của việc khó gọi xe, giá cước tăng cao là do giá xăng tăng vượt ngưỡng 30.000 đồng/lít từ ngày 23/5/2022. Hầu hết doanh nghiệp cung ứng dịch vụ xác nhận biến động giá xăng dầu thời gian qua đã ảnh hưởng lớn đến thu nhập và đời sống của tài xế. Theo chia sẻ của các tài xế trong các hội, nhóm tài xế công nghệ trên mạng xã hội, so với trước đây, thu nhập của tài xế xe công nghệ đã giảm từ 40 - 60% nên nhiều tài xế đành bỏ cuộc.

Có tài xế chia sẻ: “Trước đây, ví dụ một ngày chạy xe được một triệu đồng, sau khi trừ chiết khấu nộp cho hãng và tiền xăng, tôi vẫn có thể cầm về 500.000-600.000 đồng, chưa tính thưởng. Nay giá xăng tăng cao, tôi chỉ thu về được khoảng 400.000 đồng”.

Ngoài ảnh hưởng của xăng tăng giá, do ảnh hưởng từ dịch bệnh, thậm chí có tài xế đã bán xe chuyển sang công việc khác để trả nợ ngân hàng.

Anh H., tài xế taxi công nghệ tại Hà Nội cho biết, cuối năm 2020 anh vay hơn 300 triệu đồng, kỳ hạn 5 năm để mua một chiếc xe Vios chạy taxi công nghệ. Nay với dư nợ còn lại khoảng 200 triệu, mỗi tháng anh phải trả ngân hàng gần 7 triệu đồng. Anh ước tính với giá xăng hiện tại, khá khó để có thu nhập hơn 10 triệu mỗi tháng sau khi trả tiền ngân hàng, trong khi năm ngoái anh đã phải vay người thân tiền để trả nợ trong vài tháng không thể đi làm vì giãn cách xã hội. Vì vậy, anh đang rao bán xe với giá 470 triệu để tất toán nợ ngân hàng, trả tiền người thân.

Một tài xế khác chia sẻ rằng, 80% anh em mua xe trả góp giải tán do không đủ tiền trả ngân hàng và lo chi phí bảo trì xe. Có người chạy xe 7 chỗ mỗi ngày đổ hết 1,2 triệu tiền xăng nhưng thu nhập chỉ được 1,1 triệu đồng/ngày.

Nhiều tài xế phản ánh, từ khi xăng tăng giá, hãng xe công nghệ lên truyền thông nói sẽ hỗ trợ cho tài xế nhưng thực tế chưa có hỗ trợ nào. Khi xăng tăng giá, hãng xe có tăng giá cước vận chuyển nhưng phần trăm thu của tài xế vẫn không giảm.

Trước đó, năm 2021, tài xế công nghệ cũng gặp nhiều khó khăn khi dịch Covid-19 diễn ra khá phức tạp khi nhiều tỉnh thành phía Nam phải giãn cách xã hội trong nhiều tháng. Nhiều lái xe công nghệ không thể hành nghề trong những tháng này nhưng vẫn phải lo khoản tiền vay mua xe trả góp hàng tháng. 

Tương tự, nhiều chủ ô tô công nghệ mua xe trả góp từ vài năm trở lại đây cũng gần như bất lực đành giao số phận cho ngân hàng chờ đến hết dịch. Một số chủ xe đã chủ động, lau dọn sạch sẽ, chụp hình nội thất, trong ngoài rồi đưa lên mạng rao bán để giải ngân.

Có khá nhiều tài xế công nghệ rơi vào trường hợp phải bán xe để trả nợ ngân hàng như trên. Thậm chí, nhiều người phải bán lỗ, thâm vốn hoặc chưa bán được phải chịu phạt do chậm đóng… kèm theo nhiều rủi ro khác về tài chính cho bản thân và gia đình. Nhiều người cho rằng, không mượn ai được thì tranh thủ bán xe để trả nợ ngân hàng.

Nền kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi hậu Covid-19 cùng với giá cả các mặt hàng trên thị trường tăng cao không chỉ gây khó khăn với đời sống của tài xế công nghệ mà với cả người lao động nói chung. Vì vậy, gần đây, VietMoney đã cho triển khai gói vay cầm cố bằng cà vẹt ô tô với lãi suất thấp chỉ từ 1.500đ/ngày với mong muốn mang lại thêm một giải pháp tài chính cho mọi người.

Dịch vụ này được sự quan tâm rất lớn từ tài xế, vì hơn ai hết các bác tài đều hiểu, chiếc xe là cần câu cơm chứ không thể đem đi cầm hoặc bán đứt được, cầm cà vẹt là hình thức phù hợp vừa có xe chạy vừa có tiền xoay sở.


https://cafef.vn/tai-xe-cong-nghe-lao-dao-thoi-bao-gia-nhieu-nguoi-co-y-dinh-ban-xe-bo-nghe-20220712094830201.chn

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên