Tâm lý học: Người thường xuyên đi muộn thường tự tin thái quá, còn người đến quá sớm lại theo đuổi sự cầu toàn
Những người thường đi quá muộn hay đến sớm đều có vấn đề về tâm lý không bình thường.
- 30-07-2023Những tuổi kỵ làm nhà năm 2023
- 30-07-2023MXH bùng nổ sau Day-1 concert BLACKPINK tại Hà Nội: "Tự hào về Việt Nam, 10 điểm không có nhưng", fan quốc tế ghen tị vì 1 điều!
- 29-07-20235 tháng cuối năm, 3 con giáp được dự đoán tiền vào như nước, làm chơi ăn thật, may mắn còn được gặp quý nhân dẫn đường chỉ lối
- 29-07-2023Sau khi về hưu, tôi nhẫn tâm từ chối 3 yêu cầu của con trai và bây giờ là người sung sướng nhất làng
Đô Đô sinh ra và lớn lên trong một gia đình nề nếp. Từ nhỏ, cô đã được giáo dục về tính cẩn trọng, lịch sự, cẩn thận trong mọi việc. Mỗi lần đi gặp người khác, cô luôn cố gắng tới sớm. Khi đợi tàu hỏa hay xe buýt, cô thường có thói quen nhẩm tính về các khung thời gian trong ngày và sắp xếp mọi việc khoa học.
Đô Đô không cảm thấy chuyện này có gì lạ. Ngược lại, nó mang đến cho cô cảm giác an toàn, yên tâm. Nhưng gia đình chồng cô lại hoàn toàn khác. Họ không có khái niệm khắt khe về giờ giấc như vậy.
Một lần đi du lịch cùng gia đình chồng, dù đã hẹn giờ trước nhưng cuối cùng, cô vẫn phải ngồi đợi thêm 30 phút. Thậm chí có lần vì bố mẹ chồng thu dọn hành lý mà gia đình đã lỡ chuyến bay, phải bỏ tiền ra đổi sang vé khác. Chính vì lý do này khiến Đô Đô cảm thấy khó chịu, thường xuyên mâu thuẫn với chồng.
Kết quả nghiên cứu tâm lý
Từ quan điểm tâm lý học, đến sớm hay đến muộn đều báo báo hiệu tâm lý khác nhau. Mọi người sẽ khen ngợi và tán thành hành vi đến sớm và cảm thấy bực bội nếu ai đó đến trễ. Đây là một hiện tượng, trong đó các cá nhân có ước tính sai lệch về thời gian và rủi ro.
Ông Danica Kahneman – Giáo sư Tâm lý học tại Đại học Princeton (Hoa Kỳ) đã từng chia sẻ về vấn đề này. Ông cho rằng những người đi quá muộn hoặc quá sớm thường có tâm lý “ngụy biện về kế hoạch”.
Điều đó có nghĩa là các cá nhân ước tính sai lệch về thời gian và rủi ro cần thiết cho những gì họ phải làm.
Từ quan điểm này, người đến muộn rõ ràng đã đánh giá thấp thời gian cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời, họ bỏ qua một số rủi ro có thể xảy ra.
Còn những người có thói quen đến sớm có xu hướng đánh giá quá cao thời gian họ cần để hoàn thành công việc. Đồng thời, họ lường trước quá nhiều rủi ro không xuất hiện.
Vì vậy, những người đến muộn hoặc quá sớm là do vô tình. Họ chỉ sử dụng suy nghĩ theo quán tính của mình để dự đoán một số điều nhất định, dẫn đến kết quả khác nhau. Trong cuộc sống thường ngày, những người có thói quen đến trễ hẹn hoặc đến quá sớm là chuyện bình thường.
Kiểu người nào dễ ước tính sai lệch thời gian?
Ông Jeff Conte – Giáo sư Tâm lý học tại Đại học Bang San Diego đã thực hiện một thí nghiệm. Ông chia các tình nguyện viên tham gia thí nghiệm thành 2 nhóm tùy theo tính cách khác nhau của họ:
- Đặc điểm tính cách của các tình nguyện viên nhóm A có thể được tóm tắt là tham vọng, cạnh tranh.
- Đặc điểm tính cách của các tình nguyện viên nhóm B là tư duy tốt, sáng tạo.
Sau khi chia thành 2 nhóm, ông Jeff Conte yêu cầu họ ước tính 1 phút là bao lâu mà không được tham chiếu thời gian. Kết quả cho thấy, dự đoán trung bình của các tình nguyện viên nhóm A ngắn hơn 2 giây so với số phút thực tế. Mặt khác, nhóm B dài hơn 17 giây so với số phút thực tế.
Thông qua thí nghiệm này, chúng ta có thể thấy rằng, những người có tính cách khác nhau sẽ hình thành nhận thức về khái niệm thời gian khác nhau.
Người có tính cách lạc quan và lý tưởng có xu hướng dễ mắc phải vấn đề về thói quen đi trễ hơn. Một mặt do họ có quá tự tin vào khả năng của mình, không dự đoán chính xác những rủi ro có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống. Và họ thường mất cảnh giác với những vấn đề này. Mặt khác, họ cũng có tính trì hoãn ở một mức độ nhất định.
Chẳng hạn, một số người luôn đi làm muộn, điều đó có nghĩa là những người này có tâm lý không muốn đi làm. Họ muốn trốn tránh bằng cách đến muộn. Ngoài ra, do quá tự tin, những người như vậy dễ rơi vào cái bẫy của việc đa nhiệm. Chúng ta đều biết rằng đa nhiệm là một công việc rất khó khăn đối với não bộ.
Một người khó có thể dành thêm năng lượng để làm việc khác trong khi đang tập trung vào một việc. Và kết quả của việc làm như vậy thường là họ không thể hoàn thành tốt công việc nào.
Chính vì vậy, đối với những người có thói quen đến muộn, vấn đề cơ bản không phải là giải quyết việc đi trễ mà cần giải quyết về tâm lý cho họ. Cần nói cho họ hiểu, sự tự tin là điều đáng khen ngợi nhưng nếu tự tin thái quá sẽ dễ rơi vào tình trạng tự mãn, kiêu ngạo, tự phụ.
Trong trường hợp này, mọi người khó nhận ra vấn đề của mình, đồng thời cũng khó chấp nhận đề xuất của người khác. Do đó, họ có xu hướng đặc biệt quan tâm đến thể diện và bướng bỉnh hơn.
Còn người có thói quen đến sớm thường có tính cách cầu toàn. Họ muốn cuộc sống phải hoàn toàn nắm trong tay họ. Họ muốn kiểm soát từng chi tiết nhỏ và luôn nghiêm ngặt trong việc lập kế hoạch. Nếu một điều gì đó nằm ngoài tầm kiểm soát sẽ khiến họ lo lắng, thậm chí là suy sụp. Họ không chấp nhận thất bại, dù chỉ một bước lùi nhỏ cũng có thể dễ dàng quật ngã họ.
Vì vậy, những người đến quá sớm thực chất là thiếu cảm giác an toàn sâu bên trong. Dù theo đuổi sự hoàn hảo nhưng họ không tự tin mà luôn cảm thấy bất an, tự ti. Ngoài ra, họ còn rất quan tâm đến sự đánh giá của thế giới bên ngoài và không sẵn lòng nhận những lỗi lầm trước mặt người khác. Họ bi quan, luôn nghĩ đến những điều tồi tệ có thể xảy ra trong mọi việc. Từ trong thâm tâm, họ không hoàn toàn chấp nhận con người thật của mình. Một khi không đáp ứng được tiêu chuẩn đặt ra, có thể họ sẽ tự hủy hoại bản thân.
Sau đó, họ sẽ xây dựng lại bản thân và áp đặt các yêu cầu cao hơn, nghiêm ngặt hơn cho chính mình. Do đó đối với những người này, điều quan trọng nhất là xây dựng sự tự tin.
Nguồn: Toutiao
Phụ nữ số