MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tâm lý học: Xin chúc mừng những người ít nói vì 3 LÝ DO sau, làm việc gì cũng thành, được mọi người kính nể!

19-10-2023 - 08:20 AM | Sống

Người ít nói có nhiều điểm thú vị bất ngờ, nhiều lợi thế mà không phải ai cũng biết.

Người ít nói thường bị đánh giá là tẻ nhạt, hướng nội, khó gần. Nhưng thực chất đây là định kiến mà hầu hết mọi người nhắc đến ở những người ít nói.

Vậy đâu là lý do hình thành định kiến này? Đó là bởi trong xã hội, những người hướng ngoại, hoà đồng thường chiếm được cảm tình hơn so với người hướng nội, ít nói. Họ rất hoà đồng và luôn thể hiện bản thân thông qua lời nói.

Tuy nhiên, từ góc độ Tâm lý học, người hướng nội, ít nói cũng có những ưu điểm riêng.

1. Người ít nói ít mắc lỗi sai

Trong Tâm lý học, có một câu chuyện rất nổi tiếng, nhân vật chính là Mark Twain. Một lần, anh nghe bài phát biểu cảm động của mục sư trong nhà thờ nên quyết định quyên góp tiền cho nhà thờ. Nhưng không ngờ, anh ta đợi rất lâu mà bài phát biểu của mục sư vẫn chưa kết thúc.

Khi mục sư vẫn tiếp tục đọc bài phát biểu, Mark Twain ngày càng mất kiên nhẫn. Anh cũng nghĩ sẽ không quyên góp tiền nữa mà chỉ đóng một chút tiền lẻ. Và cuối cùng, anh chuyển từ đóng một chút tiền lẻ sang không quyên góp một xu.

Tâm lý học: Xin chúc mừng những người ít nói vì 3 LÝ DO sau, làm việc gì cũng thành, được mọi người kính nể! - Ảnh 1.

Trong cuộc sống càng nói nhiều sẽ càng dễ mắc lỗi. (Ảnh minh hoạ)

Đây là hiệu ứng chuyển tiếp nổi tiếng trong tâm lý học. Hiệu ứng vượt quá giới hạn đề cập đến sự thiếu kiên nhẫn nảy sinh ở con người khi bị kích thích quá thường xuyên. Vì vậy, một số người sẽ thấy rằng trong cuộc sống càng nói nhiều sẽ càng dễ mắc lỗi.

Nhiều người tự tin vào bản thân, cho rằng họ có ngôn ngữ hài hước, nội dung thể hiện giá trị. Ban đầu, mọi người sẽ cảm thấy đồng nhất với những gì mà họ đang nói. Nhưng khi những người này nói càng nhiều, mọi người trở nên thiếu kiên nhẫn, khó chịu.

Vì vậy, xin được chúc mừng những người nói ít. Khi họ lắng nghe người khác chia sẻ, họ chỉ nói ngắn gọn: "Tôi hiểu cảm giác của bạn", điều này khiến người khác thấy ấm áp và được quan tâm. Hay khi người khác bày tỏ ý kiến, lời khen ngợi hay sự công nhận kịp thời của họ giống như lớp kem phù trên bánh, mang lại sự trải nghiệm giao tiếp thú vị.

Nhiều người cho rằng, nói nhiều là một loại năng lực nhưng họ không biết rằng, ít nói cũng là một năng lực rất quan trọng. Biết mình nên nói gì và khi nào nên nói là một kiểu lịch sự và thể hiện trí tuệ cảm xúc. Đặc biệt là khi 2 bên chưa quen nhau, việc nói ít lại có thể được coi là một phương tiện xã hội.

2. Người ít nói không bộc lộ sự tẻ nhạt

Ở nơi làm việc, chúng ta sẽ bắt gặp kiểu đồng nghiệp như vậy: Họ vui vẻ, luôn thích trò chuyện với người khác. Lúc đầu, mọi người đều thấy những điều đó tương đối mới, thú vị. Nhưng chỉ sau thời gian ngắn, mọi người sẽ thấy câu chuyện nhàm chán vì nội dung lặp đi lặp lại. Dù vậy, họ vẫn vui vẻ trò chuyện với người khác và chưa bao giờ nhận ra vấn đề của mình.

Người thực sự có ý nghĩa giống như biển cả bao la, dù trò chuyện với ai hay nội dung gì, họ cũng có thể bày tỏ ý kiến mới lạ của riêng mình. Để đạt được trình độ này rất khó, và những gì họ thể hiện thường là kiến thức hạn chế. Trong trường hợp này, chúng ta nên học cách lắng nghe những người thật sự hiểu biết.

Tâm lý học: Xin chúc mừng những người ít nói vì 3 LÝ DO sau, làm việc gì cũng thành, được mọi người kính nể! - Ảnh 2.

Càng nói nhiều càng bộc lộ sự thiếu sót bên trong con người. (Ảnh minh hoạ)

Thay vì nói không ngừng chỉ để thể hiện suy nghĩ nội tâm. Điều này không những không nhận được sự tôn trọng, ngưỡng mộ mà còn dễ bộc lộ sự yếu đuối, hèn nhát, tẻ nhạt – giống như vị đồng nghiệp kia.

Lão Tử từng có câu nói nổi tiếng: "Thà giữ trung tâm còn hơn nói quá nhiều". Bạn phải học cách nói thẳng vào vấn đề và đừng giả vờ hiểu khi gặp điều gì đó chưa thực sự tường tận. Càng nói nhiều càng bộc lộ thiếu sót bên trong con người. Trong khi nói ít hơn, đừng quên hoàn thiện bản thân và không ngừng học hỏi.

3. Người nói ít thường làm nhiều

Tâm lý học đã phát hiện qua nghiên cứu, những người có tính cách hướng ngoại có xu hướng giao tiếp tốt hơn và có khả năng hoà nhập. Họ có được năng lượng bên trong thông qua tương tác xã hội.

Mặt khác, người hướng nội thích tập trung vào bản thân và việc giao tiếp xã hội chỉ tiêu tốn năng lượng bên trong họ. Chúng ta thường thấy rằng, những người thực sự có quyền lực không nói quá nhiều. Dành toàn bộ thời gian cho việc giao tiếp có thể khiến con người trống rỗng, dần đánh mất cái tôi. Tương tác với người khác cần có thời gian, trò chuyện cũng cần có thời gian, càng nói nhiều thì làm lại càng ít.

Tâm lý học: Xin chúc mừng những người ít nói vì 3 LÝ DO sau, làm việc gì cũng thành, được mọi người kính nể! - Ảnh 3.

(Ảnh minh hoạ)

Bên cạnh đó, một số người luôn thích hứa hẹn. Nhưng cho đến cuối cùng, những lời hứa không được thực hiện. Dù họ có thể không cố ý khi nói ra nhưng điều đó vẫn khiến người khác có ấn tượng xấu về họ. Họ dễ dàng hứa hẹn, nghĩ rằng mình có thể chiếm được cảm tình của mọi người. Nhưng theo thời gian, họ sẽ quay trở lại với trạng thái ban đầu, chẳng những không chiếm được cảm tình mà còn khiến người khác khó chịu.

Từ góc độ Tâm lý học, vì dễ dàng đưa ra lời cam kết với người khác nên kỳ vọng của người khác sẽ tăng lên. Trong trường hợp này, nếu không giữ lời hứa thì người đối diện sẽ thất vọng. Ngược lại, nếu bạn thực hiện hành động bất ngờ mà không cam kết trước sẽ khiến người khác phải ngạc nhiên.

Đây đúng là bản chất của con người. Vì vậy, trong quá trình tương tác với người khác, bạn nên học cách trở thành người ít nói. Ít nói không phải do nỗi sợ xã hội mà là biết cách nói chuyện chừng mực. Những người như vậy thường được quý mến, đánh giá cao.

Theo Ứng Hà Chi

Phụ nữ số

Trở lên trên