Tắm mùa lạnh, cần lưu ý kỹ những điều sau kẻo đau đầu, đột tử
Có những thói quen hàng ngày như tắm, gội đầu… tưởng chừng vô hại nhưng ít ai biết lại tiềm ẩn nguy cơ lớn cho trạng thái sức khỏe, thậm chí là gây đột tử.
- 14-11-2022Người mắc sốt xuất huyết có phải kiêng tắm không?
- 11-11-2022Bé trai 10 tuổi tử vong trong nhà tắm nghi rò điện bình nóng lạnh
- 28-10-2022Giới khoa học 'mổ sẻ' tìm câu trả lời: Vì sao 'người bẩn nhất thế giới' lại qua đời sau khi tắm lần đầu tiên?
- 26-10-2022Người ở dơ nhất thế giới qua đời ít tháng sau khi tắm rửa
- 10-10-2022Chuyên gia chỉ ra các sai lầm khi tắm có thể gây hại, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ
Tắm không chỉ là biện pháp giải nhiệt mà còn giúp làm sạch cơ thể, loại bỏ bụi bẩn, các loại vi trùng, khuẩn tế bào chết bám trên da, hạn chế bít tắc lỗ chân lông giúp da "thở", thông thoáng, hạn chế bệnh ngoài da.
Mùa đông bạn tắm 2-3 lần/tuần làm cho da bị bí bách, không khoẻ nên da "biểu tình" gây ngứa ngáy chứ chưa chắc là do ghẻ đâu. Bạn nên tắm hàng ngày, tắm ở nơi kín gió, tắm bằng nước ấm và dùng xà phòng trung tính.
Những lưu ý khi tắm mùa lạnh
Không tắm đêm
Trời lạnh nên việc tắm rửa hàng ngày cũng trở nên khó khăn đối với chúng ta. Một số bạn có thói quen tắm muộn vì nhiều lý do, thế nhưng thói quen tai hại này lại có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Khi tắm muộn, lúc này nhiệt độ đang là thấp nhất trong ngày, tình trạng cơ thể suy yếu sẽ nhanh dẫn đến tình trạng đột quỵ, tai biến, đặc biệt với những người bị say rượu, mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, những người có sức đề kháng yếu… Khi cơ thể đang mệt mỏi hoặc có bệnh trong người, việc tắm muộn, nhất là khi trời lạnh khiến các mạch máu trong cơ thể co lại, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Lúc này, cơ thể đang yếu sẽ càng suy yếu hơn.
Sau khi tắm gội, nhiều bạn không chú ý đến việc lau và hong tóc cho thật khô. Điều đó làm da đầu có nguy cơ nhiễm lạnh. Các mạch máu bị ảnh hưởng, gây cản trở sự lưu thông dẫn đến chứng đau đầu mãn tính.
Không tắm hàng ngày
Với nhiệt độ lạnh giá của mùa đông, việc tắm quá nhiều sẽ gây tổn thương lớp biểu bì của da, làm cho sức đề kháng của da yếu đi, dễ gây mẩn ngứa và các vấn đề về da.
Không tắm nhiều với xà phòng
Làn da bạn trở nên khô và nhạy cảm hơn vào mùa đông nên việc tắm nhiều xà phòng khiến da bị tổn thương, dẫn đến mẩn ngứa. Thay vào đó, bạn nên dùng ít sữa tắm, những người da khô, tốt nhất chỉ tắm bằng nước sạch.
Không tắm quá lâu
Kết quả khảo sát cho thấy, có khoảng 80% người được hỏi nói rằng phương pháp tắm của họ chủ yếu là đứng dưới vòi nước ấm.
Trong số đó, khoảng một phần tư số người tắm lâu hơn 15 phút. Việc tắm nước nóng ấm trong mùa đông cảm thấy thư giãn là điều dễ hiểu và do đó họ tắm lâu hơn vì kỳ cọ nhiều cũng là điều dễ hiểu, nhưng bạn cũng nên kiểm soát thời gian tắm ngay cả khi bạn cảm thấy thoải mái.
Vì phòng kín gió nên dễ gây thiếu oxy và cung cấp máu lên tim không đủ, và một số người sẽ bị tức ngực.
Nếu là người cao tuổi, nhiều khả năng chức năng hoạt động của tim nhạy cảm hơn với tình trạng thiếu oxy, gây co thắt động mạch vành, gây thiếu máu cơ tim và thậm chí gây rối loạn nhịp tim, có thể dẫn đến tử vong đột ngột. Do đó, thời gian tắm nên được kiểm soát trong vòng 15 phút.
Không tắm xong đi ngủ ngay
Nước nóng sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng nhanh gây ức chế hoạt động của não bộ. Nếu lập tức đi ngủ sau khi tắm, bạn sẽ rất khó chìm sâu vào giấc ngủ. Tốt nhất là bạn nên tắm trước khi đi ngủ khoảng 1-2 giờ.
Không tắm nước quá nóng
Nhiệt độ nước quá cao sẽ phá vỡ chất dầu trên da, nở lỗ chân lông, giãn huyết quản, tăng áp lực cho tim. Nước nóng còn làm tăng nguy cơ da bị tổn thương, bị bỏng hoặc khô. Do đó, nhiệt độ tắm thích hợp nhất vào mùa đông cho chúng ta là từ 24-29 độ.
Nên dùng kem dưỡng da sau khi tắm
Vào mùa đông, làn da bạn dễ bị mất nước hơn. Do vậy, sau khi tắm xong, bạn nên sử dụng các sản phẩm dưỡng da để hạn chế da khô, nẻ, sần sùi.
Thời điểm tắm tốt nhất
Giấc ngủ thường đến khi nhiệt độ cơ thể xuống thấp hơn bình thường một chút. Việc tắm nước nóng làm tăng nhiệt độ cơ thể, trì hoãn não tiết ra hormone gây buồn ngủ. Do đó, bạn nên tắm bằng nước ấm trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ để không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Khi quá no hoặc đói, bạn cũng không nên tắm. Nên tắm sau khi ăn cơm khoảng 2 tiếng hoặc trước khi ăn khoảng một tiếng.
Trình tự tắm
Khi tắm, bạn không nên dội nước thẳng từ đầu xuống chân để tránh bị đột quỵ. Bạn nên xối nước vào hai chân, hai tay để làm quen dần với nhiệt độ rồi mới đến toàn bộ cơ thể. Nhớ là sau khi tắm xong, bạn cần lau khô người và sấy tóc ngay để tránh cơ thể bị nhiễm lạnh. Đặc biệt là không nên ra gió ngay sau khi vừa tắm xong.
Bạn cũng có thể để nước chảy phía sau khi kỳ cọ, làm sạch phía trước và ngược lại. Có thể dùng khăn mềm để kỳ cọ trên da. Lưu ý chăm sóc chu đáo da vùng lưng nhé. Nhớ là không dùng nước nóng quá dễ gây khô da. Dùng sữa tắm có dưỡng ẩm cũng giúp da mềm mại.
Thời gian và nhiệt độ tắm
Tắm trong thời gian quá lâu, da chúng ta sẽ bị mất nước dẫn đến cơ thể mệt mỏi, vì vậy vào mùa đông, bạn chỉ cần tắm 5-10 phút dưới vòi hoa sen là đủ. Bên cạnh đó, nhiệt độ nước quá cao sẽ phá vỡ chất dầu trên da, gây nở lỗ chân lông, giãn huyết quản, tăng thêm gánh nặng cho tim. Do đó, nhiệt độ tắm thích hợp nhất vào mùa đông cho chúng mình là từ 24-29 độ.
Ghi nhớ những điều này để tắm an toàn vào mùa đông nhé.
Tiền phong