Tâm sự của trưởng thôn tại ngôi làng có 3 du học sinh Canada, Anh, Nhật Bản: Hoá ra du học chỉ mang tính giai đoạn, chưa hẳn là bước đi thay đổi vận mệnh
Đi du học chưa hẳn là cuộc đời bạn sẽ bước sang một trang mới tươi đẹp hơn.
- 28-05-2023Bố mẹ chi gần 9 tỷ đồng du học, cô gái 30 tuổi nhẩm tính làm 19 năm mới đủ “hồi vốn”: Nhiều du học sinh “vỡ mộng” khi về nước vì "lỗ to" bất ngờ
- 24-01-2023Ở nước ngoài khó mua lá dong, du học sinh Nhật sáng tạo cách nấu bánh chưng có 1-0-2
- 20-01-2023Cái Tết xa nhà của du học sinh: Nhớ quay quắt thịt kho, nem rán, đi khắp nơi để hồi tưởng không khí năm mới của quê hương
Thôn chúng tôi khá nổi tiếng trong tỉnh bởi có tinh thần hiếu học của tỉnh. Trong thôn có gần 2.000 người dân với 156 sinh viên đại học. Nhiều người trong số họ rất thành công trong sự nghiệp, mua được nhà và xe chỉ sau thời gian ngắn.
Mấy năm trước, tôi muốn quyên góp tiền của mọi người làm đường. Sau khi tôi đề xuất, chỉ trong mấy ngày đã thu đủ tiền để làm đường. Tôi còn hô hào dân làng xây dựng nhà thờ, ai cũng hưởng ứng, đặc biệt là những người trẻ đỗ đạt cao, thành công ngoài xã hội.
Tuy nhiên, một điều đáng buồn là 3 du học sinh của thôn lại không tham gia quyên góp mỗi khi làng có sự kiện chung.
Khi họ được nhận vào những ngôi trường đại học danh giá ở nước ngoài nhờ thành tích học tập xuất sắc, không chỉ có cha mẹ hãnh diện mà dân làng cũng cảm thấy vô cùng tự hào. Ai cũng nghĩ rằng 3 du học sinh này có cơ hội thành công cao, sớm “hoá rồng, hoá phượng”. Họ được người làng đặt kỳ vọng rất nhiều.
Du học sinh đầu tiên của thôn đi Canada. Cậu từng là học sinh có thành tích học tập tốt nhất thôn, trúng tuyển thẳng vào Đại học Y khoa Bắc Kinh trong kỳ thi tuyển sinh đại học. Sau đó, cậu ấy được nhận học lên cao học khi đã tốt nghiệp. Cậu chọn đi Canada học Tiến sĩ rồi ở lại đó làm việc.
Đã 16 năm trôi qua, trong ấn tượng của tôi, hình như cậu ấy mới quay về quê hương một lần. Bố mẹ cậu đã ngoài 70 tuổi, sức khoẻ suy giảm, đặc biệt người mẹ quanh năm đau ốm, bệnh nặng. Mỗi khi trái gió giở giời, mẹ cậu ấy đau nhức vì bị bệnh thấp khớp, đi lại khó khăn. Đôi vợ chồng già sống côi cút, phải nương nhờ vào sự giúp đỡ của người làng.
Theo mọi người kể lại, sau khi sang Canada, cậu con trai chỉ gửi tiền về cho bố mẹ được ít tiền. Số lần gửi tiền về thưa dần rồi cuối cùng bặt vô âm tín. Cậu cũng không về quê thăm bố mẹ, họ hàng. Bố mẹ vì nhớ cậu nên sức khoẻ ngày càng giảm, ánh mắt thẫn thờ, trong lòng tràn ngập chua xót.
Năm ngoái, ông ngoại của cậu qua đời, mọi người trong thôn đều nghĩ cậu sẽ về đưa tang. Nhưng cuối cùng cậu cũng không về, cha mẹ cậu đã già yếu, người dân trong thôn phải đứng ra lo liệu. Đám tang diễn ra sơ sài, thêm phần thê lương.
Còn lý do thực sự khiến cậu con trai không về nhà thì mọi người không biết, có lẽ cậu ấy cũng đang sống chật vật, khó khăn tại Canada.
Người thứ hai là một cô gái, cô là con một trong gia đình có điều kiện khá. Bố mẹ cô đều đang kinh doanh nhỏ tại địa phương. Khi cô ấy học đại học ở Nam Kinh, cô đã trúng tuyển suất học bổng tới Vương quốc Anh. Điều này từng khiến mọi người trong thôn xôn xao, còn bố mẹ cô thì mở một bữa tiệc chiêu đãi bà con lối xóm.
Cô gái từ Anh trở về nước năm 27 tuổi, nhuộm tóc sặc sỡ, quần áo thiếu vải. Về Trung Quốc mấy năm nhưng cô cũng không kiếm được việc làm. Vì dịch bệnh COVID-19 trong 2 năm qua khiến công việc kinh doanh của bố mẹ cô bị đình trệ, cuộc sống gia đình trở nên khó khăn hơn.
Người cuối cùng là cậu con trai đi du học ở Tokyo (Nhật Bản). Sau khi học xong, cậu cũng ở lại thành phố làm việc. Nhưng đã nhiều năm trôi qua, cậu không gửi tiền về cho bố mẹ. Hơn thế, cậu còn bặt vô âm tín, biến mất hoàn toàn, không liên lạc với bố mẹ, họ hàng.
Mỗi khi ai nhắc tới chuyện này, bố mẹ cậu lại trào nước mắt, uất nghẹn khôn nguôi. Họ hối hận vì đã để con ra nước ngoài học tập, để giờ mất con.
Suy cho cùng, du học chỉ là một lựa chọn mang tính giai đoạn trong cuộc đời và bước đi chưa hẳn đã thay đổi vận mệnh một người.
Phụ nữ số