MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tâm sự cuối năm: "Con gái ngỏ ý đón bố mẹ lên ăn tết, chồng tôi nghe thấy giận dữ mắng đồ bất hiếu"

03-02-2024 - 08:35 AM | Sống

Dù đó là đứa con độc nhất, hai vợ chồng vẫn phải quyết tâm không nuông chiều bằng mọi giá.

Dưới đây là câu chuyện của bà Tạ ở Quý Châu, Trung Quốc.

Tôi năm nay 58 tuổi, lấy chồng đã 37 năm và chỉ có một con gái. Kể từ khi con gái tôi lấy chồng xa nhà cách đây 9 năm, tôi và chồng ở quê sống nương tựa vào nhau.

Mới đây, con gái lại gọi điện cho tôi, nói rằng muốn đón vợ chồng tôi đến để đón năm mới. Thấy tôi vẫn không chịu đi, con gái thuyết phục: “Sao mẹ không đến? Mẹ không nhớ con à? Chúng ta đã một năm không gặp rồi”.

Con kể thêm rằng trong dịp Tết, hai vợ chồng nó có nhiều việc phải giải quyết, bố mẹ chồng cũng về quê nên không có ai đỡ đần. Tôi liếc nhìn chồng, ông lão lắc đầu quả quyết. Tôi thở dài, cuối cùng vẫn từ chối lời mời của con gái.

Con gái tôi rất tức giận. Tôi chưa kịp nói gì, bố nó ở bên cạnh nghe thấy thì hét lên: "Sao tôi lại đến nhà cô? Để làm bảo mẫu miễn phí cho cô? Hay làm máy ATM?"

Tôi cúp máy. Bên cạnh, chồng tôi vẫn giận dữ mắng con gái bất hiếu và trách tôi dạy dỗ không tốt.

Con gái tôi năm nay 34 tuổi, là con một. Tôi và chồng cố gắng nuôi dạy thật tốt, hy vọng con trở thành một người có tiền đồ và sẽ trở thành niềm tự hào của chúng tôi.

Về con gái, chúng tôi luôn cố gắng hết sức để thỏa mãn những yêu cầu của nó. Ngược lại, tôi dặn con phải cố gắng học hành.

Tâm sự cuối năm: "Con gái ngỏ ý đón bố mẹ lên ăn tết, chồng tôi nghe thấy giận dữ mắng đồ bất hiếu"- Ảnh 1.

Hình minh họa. Ảnh: Sina

Dưới sự giám sát chặt chẽ, kết quả học tập của con gái không làm chúng tôi thất vọng. Khi điền nguyện vọng thi đại học, cháu nhất quyết chọn một thành phố xa nhà, chúng tôi không thuyết phục được nên phải đồng ý.

Trước khi con gái vào đại học, tôi đã dặn con rất nhiều là không nên yêu sớm. Không ngờ, con tôi lại biết nói dối. Ngay từ học kỳ đầu tiên của năm thứ hai, nó đã yêu, nhưng lại giấu bố mẹ.

Điều khiến chúng tôi càng tức giận hơn là người nó yêu đang sống ở một thành phố khác. Từ nhà chúng tôi muốn đến đó phải mất bảy giờ đi đường sắt cao tốc.

Ngoài ra, điều kiện gia đình của người đàn ông cũng không được tốt lắm. Hai người chúng tôi không đồng tình với cuộc hôn nhân này và nhiều lần thuyết phục con gái nhưng nó không chịu nghe lời.

Cuối cùng, không thể làm gì khác, chúng tôi đồng ý cho cháu kết hôn.

Sau khi con gái sinh con, tôi đến chăm sóc trong thời gian ở cữ. Khi cháu bé đã cứng cáp, con gái giục tôi về quê. Nửa tháng trước tết năm ngoái, con lại gọi điện nói nhớ nhung và ngỏ ý muốn đón tết cùng nhau.

Chúng tôi vui vẻ đồng ý. Tuy nhiên, đến nơi, cả tôi và chồng mới hiểu được mục đích thực sự của con. Ngay từ khi đặt chân đến, ông bà ngoại trở thành người trông trẻ miễn phí cho cả gia đình nó. Tôi không những phải tự dọn giường mà còn làm việc nhà cho cả nhà như giặt giũ, nấu nướng, đưa đón cháu đi học...

Còn nhà chồng của con bé thì một người chỉ biết khiêu vũ ở quảng trường, còn người kia ngày ngày trò chuyện với người quen. Họ biến mất trước giờ ăn, mọi việc nhà đều đổ lên đầu chúng tôi. Trong khoảng thời gian đó, tôi bận rộn từ sáng đến tối.

Tâm sự cuối năm: "Con gái ngỏ ý đón bố mẹ lên ăn tết, chồng tôi nghe thấy giận dữ mắng đồ bất hiếu"- Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Sohu

Tết ở nhà con gái, tôi không chỉ đỡ đần công việc mà còn phải góp tiền. Con gái và con rể khóc lóc kể rằng kinh tế eo hẹp, hy vọng được bố mẹ hỗ trợ. Chúng xin tôi 50.000 NDT (khoảng 171 triệu đồng) nhưng vẫn chưa đủ. Lương hưu hàng tháng của tôi là hơn 7.000 NDT (khoảng 24 triệu đồng). Khi ở nhà con gái, gần như toàn bộ lương hưu của tôi đều dành cho chúng.

Năm đó, mùng 4 Tết ở nhà con gái, tôi không chịu nổi nữa nên cùng chồng về quê.

Chuyện xảy ra đã 1 năm. Đến hôm nay, sau cuộc gọi đó, tôi nhắn tin cho con gái: “Tết này bố mẹ sẽ đi du lịch, chi phí tự chi trả, không mong con phải hiếu thảo".

Tôi đã suy nghĩ rất rõ ràng, con cháu có cuộc đời của chúng nó. Vì đây là cuộc hôn nhân do con gái tôi tự lựa chọn, nên sống hạnh phúc hay không là việc riêng của nó, chúng tôi không cần phải dành cả cuộc đời sau này cho việc đó.

Theo Sohu

Theo Thùy Anh

Phụ nữ số

Trở lên trên