Tâm thư ông bố bác sĩ gửi con gái còn nhỏ đã phải đi trực cùng bố, mẹ đi tu nghiệp 1 năm mới gặp một lần gây xúc động
"Khi con nhà người ta say giấc, con bé 5 tuổi nhà mình lại bị bố giục dậy lúc 2h sáng chỉ bởi mẹ đang trực trong viện, bố cũng bị gọi vì có ca cấp cứu, đành phải đưa cả con theo, chẳng cần biết là con có bằng lòng hay không. Hầu như cả bệnh viện đều biết, đứa trẻ tội nghiệp ấy là ai rồi!"
- 26-09-2017Hiệu phó Văn Thuỳ Dương lên tiếng sau tâm thư của một phụ huynh phải cho con chuyển trường: “Bên trong cánh cửa Lương Thế Vinh - Chưa vơi nụ cười đã rơi nước mắt”
- 03-05-2017Qua đời vì ung thư khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp, nữ tiến sĩ 33 tuổi để lại bức tâm thư thức tỉnh hàng triệu người
Bức tâm thư dài hàng ngàn chữ, trải lòng về những thiếu sót của 2 vợ chồng bác sĩ trong việc chăm sóc con cái, chia sẻ về những thiệt thòi ít ai hiểu được của 1 đứa trẻ có cả bố và mẹ đều làm công việc cứu người. Bức thư này đã khiến nhiều người đọc phải rơi lệ và ngay lập tức được gần 200 bác sĩ khác chia sẻ trên mạng xã hội.
Ông bố 37 tuổi trải lòng về những thiệt thòi của con gái khi có bố mẹ đều làm bác sĩ.
Bác sĩ Sướng cho biết, dạo gần đây có chút thời gian rảnh rỗi nên anh đã ghi lại tất cả những suy nghĩ của mình vào điện thoại rồi đăng lên mạng để sau này lớn, con gái Tiểu Đậu Binh có thể hiểu được.
Trước khi vào thư, ông bố này kể: "Khi con còn bé, buổi tối tôi nhận được điện thoại tăng ca, toàn phải nói với con là "lát nữa bố về" nhưng phẫu thuật thì đâu có giờ giấc cố định. Nửa đêm con ngủ say, còn sờ tay khắp đệm tìm bố, sờ không thấy gì lại khóc. Sau con lớn rồi, mỗi lần thấy bố phải đi trực lại chủ động hỏi: "Bố có về không?" Nhiều lần bố muốn nói với con, bố nhất định sẽ tranh thủ về nhà".
Ngày 13/2/2017, vợ của bác sĩ Sướng được điều đến Bắc Kinh tu nghiệp trong vòng 1 năm. Anh kể lại rằng: "Trong 1 năm ấy, vợ về nhà được 4 lần thì 3 lần là vì công việc, chỉ có ngày 22/11, cô ấy về vì sinh nhật 5 tuổi của con... Nhìn thấy mẹ đứng ở cửa nhà, con gái lặng đi 1 lúc rồi bất chợt òa khóc, khiến cả tôi và vợ đều không kìm được lòng".
Lên 3 tuổi, Tiểu Đậu Binh được gửi vào nhà trẻ, bé luôn là người đến lớp sớm nhất và ra về muộn nhất. Bác sĩ Sướng có viết: "Đến giờ tôi vẫn không quên được có 1 lần mình đến đón con đúng giờ, con nhìn thấy bố vội mừng rỡ muốn khóc nói với 2 bạn phía trước: "Cậu nhìn đi, bố mình đến rồi" và tiếp tục chạy xuống khoe các bạn phía sau. Sau này nghe kể có bạn hỏi con là không có bố mẹ à, tôi mới hiểu vì sao hôm ấy con phấn khích đến thế".
Con gái bác sĩ Sướng đã vô cùng mững rỡ khoe với các bạn đây chính là bố mình trong một lần hiếm hoi anh đến đón con đúng giờ. (Ảnh minh họa)
Bức thư tiếp tục với những nỗi day dứt kèm theo kỳ vọng của người bố dành cho con gái:
"Khi con nhà người ta say giấc ấm áp trong chăn, con bé 5 tuổi nhà mình lại bị bố giục dậy lúc 2h sáng chỉ bởi mẹ đang trực trong viện, bố cũng bị gọi vì có ca cấp cứu, đành phải đưa cả con theo, nhờ y tá giúp mình chăm sóc, chẳng cần biết là con có bằng lòng hay không. Hầu như cả bệnh viện đều biết, đứa trẻ tội nghiệp ấy là ai rồi!
Khi những đứa trẻ khác mời bạn đến nhà chơi, bố mẹ chúng thường chuẩn bị đồ chơi và thức ăn ngon để các con chơi đùa với nhau. Thế nhưng con bé 5 tuổi nhà mình lại như một "bà cụ non", cho các bạn xếp hàng ngồi ổn định, gọi số vào khám, giống như 1 bác sĩ thực thụ khám cho bệnh nhân. Chẳng biết có phải vô tình hay không mà trò chơi thường xuyên nhất của con chính là khám bệnh, tiêm, phẫu thuật cho bạn gấu bạn thỏ.
Con gái bác sĩ Sướng dù mới 5 tuổi nhưng lại như một "bà cụ non", chỉ thích chơi trò khám bệnh cho các bạn gấu, bạn thỏ. (Ảnh minh họa)
Khi con người ta quấy khóc đòi xem hoạt hình Ultraman thì con bé 5 tuổi nhà mình lại ngồi lật đi lật lại cuốn sách giải phẫu học của bố, thỉnh thoảng lại vẽ vài dấu hiệu lên người mình và gấu bông, đến cả con búp bê mà con thích nhất cũng bị băng bó và vẽ thêm vài vết thương. Liệu con có biết hay không, con có thể chỉ ra vị trí dạ dày, gan, phổi còn chuẩn hơn nhiều người lớn.
Khi đứa trẻ khác ôm bụng kêu đau và giả ốm để trốn đi nhà trẻ thì con bé 5 tuổi nhà mình tự hiểu rằng không bao giờ có thể dùng chiêu này với bố mẹ. Kể cả con ốm thật, sốt 39 độ, ông bố bác sĩ cùng lắm sẽ nói là cho con hạ nhiệt vật lý, uống nhiều nước và bớt dùng thuốc. Không biết con có bằng lòng hay không, nhưng trong tâm con sẽ nghĩ rằng, dù cho mình có ốm thật, mình khó chịu thế nào, bố mẹ cũng chẳng để tâm.
Khi con nhà người ta xây xước đã nôn nóng vào viện, con bé 5 tuổi nhà mình dù bị rơi từ giường xuống, hay chạy ngã va vào đâu đó, thì đều được điều trị trong bếp, trừ khi đau quá không chịu được, chảy quá nhiều máu không khâu ở nhà được mới vào viện. Chẳng biết con có vừa ý hay không, chỉ biết ca điều trị đầu tiên của con là ở chính trong bếp, có lẽ trong lòng con tự thấy rằng mình chịu đau giỏi hơn, mình khó bị ốm hơn các bạn.
Thực sự, chúng tôi muốn nói với con, bố mẹ yêu con hơn bất cứ ai, chỉ có điều công việc của bố mẹ cần cống hiến bằng cả tấm lòng, cần dùng tình yêu để sưởi ấm mọi người, bố mẹ không thể dành tặng toàn bộ tình yêu thương cho con. Có lẽ con sẽ trưởng thành giống như một ngọn cỏ dại kiên cường, sau đó con sẽ lớn lên như một ngọn cây cao chọc trời, nhưng con của hiện tại, giống như một cô bé đang đứng trước ngọn gió lớn... Hãy tha thứ cho bố mẹ vì không thể trao trọn tình yêu thương cho con".
Có lẽ con sẽ trưởng thành giống như một ngọn cỏ dại kiên cường, sau đó con sẽ lớn lên như một ngọn cây cao chọc trời, nhưng con của hiện tại, giống như một cô bé đang đứng trước ngọn gió lớn..
Nguồn: Sina
Helino