Tăng "sốc" hóa đơn điện vào tháng hè, dân tình lùng mua thiết bị tiết kiệm điện mong cứu vãn nhưng "vỡ mộng"
Nắng hè gay gắt, nhu cầu sử dụng thiết bị điện tăng cao kéo theo hóa đơn điện của nhiều hộ gia đình 'nhảy múa'. Lúc này, sản phẩm được quảng cáo là tiết kiệm điện tới 30% với giá chỉ từ vài chục ng...
- 24-06-2020Đà Nẵng: Vì sao một hộ dân có tiền điện tháng 5 tăng gấp 14,3 lần?
- 24-06-2020Phó Chủ tịch Hội Điện lực VN: Tính giá điện lũy tiến 6 bậc thang là nguyên nhân tiền điện tăng cao
- 23-06-2020Loạt sai lầm mà ai cũng mắc phải khi sử dụng điều hòa khiến giá tiền điện tăng gấp 3 lần
Gặp nhau những tháng hè, câu chuyện của các chị em chắc hẳn chỉ xoay quanh chuyện hóa đơn tiền điện. Nhất là vào thời điểm cuối tháng, khi hóa đơn cầm trên tay số tiền tăng vọt lên gấp đôi thậm chí gấp ba lần có thể khiến nhiều người "hóa thú" trong khoảnh khắc.
Chị Nguyễn Huyền (Đống Đa, Hà Nội) đau đầu khi nhắc tới hóa đơn điện tháng này của gia đình. "Vì gia đình mình có tới 8 thành viên nên trước giờ hóa đơn điện cũng đã nhiều hơn các gia đình khác.
Trong tháng 5, gia đình mình phải sử dụng tới 2 cái điều hòa chạy 24/24 vì nhà có trẻ con, chưa kể các thiết bị điện và thắp sáng khác. Hóa đơn tiền điện cuối tháng tới hơn 3 triệu, tăng gần gấp đôi so với các tháng trước hè. Tuy vẫn biết là hợp lý nhưng mình cũng không tránh được sự bàng hoàng".
(Ảnh minh họa).
Tâm lý chung của mọi người khi nhận hóa đơn điện tăng cao vào các tháng hè đã khiến họ bắt đầu để ý và tìm mua thiết bị tiết kiệm điện. Chưa kể trên thị trường hiện nay, cũng có một số sản phẩm được quảng cáo là giúp tiết kiệm tới hơn 30% điện năng tiêu thụ với giá chỉ từ vài chục nghìn cho với vài trăm nghìn đồng.
Là chủ một cửa hàng tạp hóa, chị Hằng cũng khá "đau đầu" với hóa đơn điện mỗi tháng. Cửa hàng chị luôn phải chạy điều hòa công suất lớn khoảng 17 tiếng mỗi ngày và các thiết bị thắp sáng cho các kệ.
"Cửa hàng tạp hóa khách ra vào nhiều nên mình phải để điều hòa ở mức thấp. Chưa kể tháng này nắng nóng cao điểm thì hóa đơn điện cứ phải từ 3-4 triệu", chị Hằng chia sẻ.
Biết thông tin có sản phẩm tiết kiệm được điện chị Hằng cũng tham khảo và thấy giá thành phù hợp. Chị nhẩm tính, bỏ ra vài trăm nghìn nhưng tiết kiệm được gần một nửa tiền điện vậy cũng xứng đáng. Tuy nhiên khi mua về dùng thử, chị Hằng lại khá hụt hẫng vì không thấy hiệu quả, tiền điện không có dấu hiệu giảm đi.
Các thiết bị được quảng cáo là tiết kiệm điện có giá bán dao động từ vài chục nghìn cho tới hàng trăm nghìn.
Các thiết bị được quảng cáo là tiết kiệm điện này đang được bán nhiều ở các địa chỉ online và trang thương mại điện tử. Giá thành đa dạng, loại rẻ thì chỉ vài chục nghìn đồng/sản phẩm, cho tới khoảng hơn 500.000 đồng/sản phẩm.
Đặc điểm chung của những sản phẩm tiết kiệm điện này là kích thước nhỏ gọn, cầm vừa trong lòng bàn tay với cấu tạo từ chất liệu nhựa, có đèn báo sáng. Cách sử dụng khá đơn giản khi chỉ cần cắm vào ổ điện và máy sẽ tự hoạt động.
Tuy nhiên, theo nhiều người từng sử dụng sản phẩm này cũng cho biết, quảng cáo vẫn chỉ là quảng cáo vì khi theo dõi đồng hồ điện hàng ngày sẽ phát hiện thiết bị này không giúp điện năng tiêu thụ giảm đi. Chưa kể phản hồi lại với bên bán, sản phẩm cũng không được hoàn trả lại, tiền cũng vì thế mà một đi không trở lại.
Cấu tạo bên trong của thiết bị tiết kiệm điện khá đơn giản.
Theo ông Đặng Trần Chuyên (Trung tâm Điện tử Viễn thông, Viện Nghiên cứu Điện tử) cho biết: “Có thiết bị dùng để hỗ trợ giảm điện năng tiêu thụ nhưng mức giảm chỉ 1-5% trong điều kiện tối ưu, áp dụng với các thiết bị có công suất nhỏ như quạt không có điều khiển”.
Cũng theo ông Chuyên, các thiết bị tiết kiệm điện trên thị trường được bán với giá từ vài trăm nghìn, cấu tạo đơn giản, không thể giúp giảm lượng điện năng tiêu thụ nhiều như quảng cáo.
Thay vì tin tưởng quảng cáo của các sản phẩm tiết kiệm điện chưa được kiểm chứng công dụng này, người dân nên chủ động áp dụng các biện pháp tiết kiệm điện năng tiêu thụ trong gia đình sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Nhịp sống Việt