Tăng tốc cho đầu tư công
Tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc vào 20/7 tới, Quốc hội sẽ xem xét kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và các giải pháp, kế hoạch 6 tháng cuối năm 2021.
- 17-07-2021Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: 'Thủ tướng đã phải đi đến quyết định khó khăn, nhưng rất cần lúc này là yêu cầu 19 tỉnh giãn cách theo Chỉ thị 16'
- 17-07-2021Chênh lệch mức lương thấp nhất với sinh viên mới ra trường tại Việt Nam và các nước khác ra sao?
- 17-07-2021CNBC: SPAC - Xu hướng từng nóng ở Phố Wall đang dần chuyển sang Việt Nam
Thực tế, tình trạng giải ngân đầu tư công ì ạch của quý I/2021 đã có sự thay đổi khi kết thúc quý II/2021.
Lĩnh vực đóng góp lớn cho GDP
Theo công bố của Tổng cục Thống kê (GSO), số liệu kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, GDP 6 tháng ước tăng 5,64%, tốc độ tăng gấp ba lần mức tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020. Con số này chỉ thấp hơn mức tăng 7,05% và 6,77% của năm 2018 và 2019, nhưng tương đương hai năm 2016 và 2017 - thời điểm không có dịch COVID-19.
Riêng trong quý II, GDP ước tăng 6,61% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 0,39% của quý II/2020 và gần bằng tốc độ tăng 6,73% của quý II các năm 2018 và 2019.
Cũng theo GSO, trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 8,17%, khu vực công nghiệp và xây dựng góp hơn 59%, còn khu vực dịch vụ đóng góp 32,78%. Như vậy, bất chấp giai đoạn tăng giá hàng hóa nguyên vật liệu vừa qua đặc biệt trong 3 tháng đầu năm, công nghiệp và xây dựng đã đóng góp lớn cho mức tăng chung. Theo đó, đóng góp của đầu tư công – liên quan đến xây dựng, đã cho thấy đây chính là trọng tâm "kích" sự lan tỏa của nền kinh tế trong bối cảnh dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát trở lại đã kéo chậm nhịp của nhiều khu vực khác.
Trên thực tế, đầu tư công chỉ tăng trưởng mạnh trong quý II/2021, khi trước đó, hoạt động khu vực này đã ì ạch, chậm trễ rất xa so với kế hoạch ở quý I.
Bài toán lớn vẫn ở phía trước
Trên thực tế, đầu tư công chỉ tăng trưởng mạnh trong quý II/2021, khi trước đó, hoạt động khu vực này đã ì ạch, chậm trễ rất xa so với kế hoạch ở quý I. Trong đó, các dự án trọng điểm của Nhà nước do Bộ GTVT quản lý giải ngân có tỷ lệ giải ngân đạt cao nhất. Theo Bộ này, đó là 11 dự án thành phần đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, ước 6 tháng giải ngân được 6.935/14.981 tỷ đồng (đạt trên 46% kế hoạch). Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ giải ngân được 900/1.811 tỷ đồng (đạt 49% kế hoạch).
Năm 2021, Bộ GTVT được phân bổ hơn 43.300 tỷ đồng đầu tư từ ngân sách nhà nước, tới nay đã giải ngân được 14.808 tỷ đồng, đạt gần 40% kế hoạch cả năm. Tuy nhiên nếu tính bình quân giải ngân vốn đầu tư công chung cả nước thì tỷ lệ đạt chỉ mới là 22%. Đáng chú hơn, Bộ này cũng chi biết giá trị giải ngân chủ yếu là ứng trước hợp đồng, thanh toán nợ đọng, thu hồi vốn ứng trước cho các nhà thầu và địa phương. Riêng phần giải ngân cho khối lượng thi công các dự án giao thông chưa cao. Nghĩa là việc tăng tốc của đầu tư công giai đoạn 6 tháng qua, chỉ là dựa trên giải quyết các vấn đề tồn đọng cũ, chưa có sự tiến triển đẩy nhanh tốc độ các dự án.
Điều này khiến áp lực giải ngân thực chất của đầu tư công đi cùng tiên độ dự án, sẽ càng nặng thêm vào những tháng cuối năm. Theo kế hoạch trong 6 tháng cuối năm, Bộ GTVT cần tiếp tục giải ngân 26.090 tỷ đồng, gồm: 3.620 tỷ đồng vốn nước ngoài, 22.065 tỷ đồng vốn trong nước.
Trước đó, đánh giá về kế hoạch đầu tư công của Việt Nam trong 5 tháng, World Bank cho việc giải ngân tiếp tục chậm đã làm giảm tổng chi ngân sách Nhà nước. WB lưu ý việc giảm giải ngân cả ở các dự án sử dụng ngân sách cấp địa phương lẫn TW, là tác động của tình trạng đầu vào, thiếu nguyên liệu với giá cả tăng cao. Ngân hàng Thế giới khuyến nghị, Chính phủ phủ bên cạnh việc đã củng cố dư địa tài khóa, có thể xem xét chuyển sang chính sách tài khóa thích ứng hơn bằng việc hỗ trợ cho các hộ gia đình và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch; cũng như đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư công để thúc đẩy nhu cầu trong nước...
Để thực hiện mục tiêu tăng tốc đầu tư công, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.
Ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ KH&ĐT:
Để đẩy nhanh tiến độ, Bộ KH&ĐT đã kiến nghị các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, ban hành giải pháp xử lý triệt để các điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công như công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Đồng thời, Bộ tiến hành rà soát, điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn; gắn tiến độ thực hiện, giải ngân và hiệu quả dự án với trách nhiệm cá nhân người đứng đầu, người được giao nhiệm vụ thực hiện, coi đây là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong năm 2021.
TS Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương:
Một trong những động lực tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng lớn nhất hiện nay, đó là nguồn vốn đầu tư công. Các dự án đầu tư công trọng điểm chậm hoàn thành theo tiến độ, giải ngân vốn đầu tư công chậm, không chỉ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành các dự án, mà còn làm tăng áp lực nợ công cho Nhà nước. Đầu tư công được thúc đẩy với sự chỉ đạo quyết liệt, trực tiếp và sát sao của Chính phủ và hành động của các bộ. Giải ngân đầu tư công tốt hơn nhiều so với các năm trước, góp phần không nhỏ vào tăng trưởng của năm nay và nhiều năm sau.
Diễn đàn doanh nghiệp