Tăng trưởng kỷ lục 126 tháng liên tiếp, kinh tế Mỹ đang ở trong giai đoạn thăng hoa chưa từng có trong lịch sử
Các nhà kinh tế thường nói rằng "quá trình tăng trưởng không kết thúc dựa vào việc nó đã kéo dài bao lâu" (expansions don’t die of old age). Đối với những gì đã diễn ra ở nền kinh tế Mỹ trong thập kỷ qua, thì câu nói này là đúng.
- 19-12-2019'Quay cuồng' giữa khủng hoảng luận tội, các kinh tế gia hàng đầu còn cho rằng thoả thuận của ông Trump với Trung Quốc hầu như 'không có ý nghĩa gì' đối với kinh tế Mỹ!
- 14-12-2019Đông dân như Trung Quốc còn bế tắc trong tình trạng khủng hoảng nhà ở giá rẻ: Mọc lên như nấm nhưng không ai mua, hạ giá kịch sàn vẫn "ế hàng" vì chất lượng quá tệ
- 12-12-2019Châu Á đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng trị giá 800 tỷ USD?
Tính đến tháng 12, nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng ở mức kỷ lục là 126 tháng liên tiếp, khoảng thời gian dài nhất trong lịch sử của nước này, theo Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER). Nói một cách khác, thì đây là lần đầu tiên nước Mỹ đã không rơi vào tình trạng suy thoái trong cả một thập kỷ.
Michelle Meyer, kinh tế gia trưởng tại Bank of America Merrill Lynch, cho hay: "Điều bất hường ở đây là sự phục hồi sau khủng hoảng lại bền bỉ đến như vậy."
Các nhà kinh tế đã đưa ra một số lý do giải thích tại sao đà tăng trưởng ở thời gian này lại kéo dài đến vậy. Thứ nhất, Mỹ bắt đầu từ điểm "đáy" ở cuối thập kỷ trước. Phần lớn quá trình tăng trưởng trong 10 năm qua là để bù đắp cho cuộc Đại suy thoái. David Wilcox, cựu giám đốc của Phòng Nghiên cứu và Thống kê tại Uỷ ban Dự trữ Liên bang, cho hay: "Rất khó để hình dung ra rằng thời điểm đó tồi tệ đến như thế nào."
Tăng trưởng việc làm.
Ví dụ, tăng trưởng việc làm đã hồi phục chậm hơn so với sự bùng nổ của nền kinh tế trước đây, một phần vì tỷ lệ thất nghiệp quá cao khi khủng hoảng tài chính diễn ra, như một số kinh tế gia từng nói, "cái hố càng sâu thì càng khó để thoát ra ngoài."
Nhìn chung, đà phát triển của nền kinh tế bắt đầu kéo dài hơn trong giai đoạn hậu chiến. NBER - đã theo dõi sát sao các cuộc suy thoái ở Mỹ, nhận thấy rằng đà tăng trưởng đã kéo dài trung bình 58,4 tháng từ năm 1945 cho tới 2009, trong khi từ năm 1919 đến 1945 là 35 tháng. Một lý do có thể lý giải cho điều này đó là các nhà hoạch định chính sách đã đưa ra những biện pháp tốt hơn để xoay chuyển nền kinh tế, trong khi lạm phát vẫn ở mức thấp.
Wilcox, từng là cố vấn cấp cao của các chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Ben Bernake, Janet Yellen và Jerome Powell, cho biết những nỗ lực kích thích tài chính của các nhà hoạch định chính sách trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, như nới lỏng định lượng, là một phần quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình hồi phục nền kinh tế hiện nay.
Tăng trưởng GDP.
Trong suốt thập kỷ, Fed đã giữ nguyên lãi suất đi vay ở mức thấp và dần nâng lên từ cuối năm 2015 đến 2018, đến năm 2019 đã thực hiện 3 lần hạ lãi suất nhằm đối phó với những bất ổn tác động đến nền kinh tế. Bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương ở mức khoảng 4 nghìn tỷ USD, tăng gấp 4 lần so với năm 2008.
Biện pháp kích thích tài khoá trong khi khủng hoảng diễn ra, như Chương trình Trợ cấp Tài sản xấu (TARP) và Đạo luật Hồi phục Kinh tế (ERA), cũng giúp duy trì sự hồi phục của nền kinh tế Mỹ, theo Torsten Slok - kinh tế gia trưởng tại Deutsche Bank. Ông cho hay, những động thái quyết liệt từ các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã phần nào lý giải tại sao nền kinh tế Mỹ phục hồi với tốc độ nhanh hơn các nền kinh tế phát triển khác như châu Âu hay Nhật Bản.
Slok nhận định: "Một lý do quan trọng giúp Mỹ có đà tăng trưởng dài và mạnh mẽ đến vậy là chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ của họ, được Fed và các chính trị gia đưa ra, tạo được sự đột phá."
Một lý do khác mà các nhà kinh tế nhắc đến đó là ký ức về cuộc khủng hoảng vẫn hiện hữu đối với người tiêu dùng và các doanh nghiệp, khiến họ lo sợ về rủi ro hơn và cảnh giác đối với cuộc suy thoái tiếp theo. Điều này có nghĩa là tình trạng mất cân đối trong hệ thống tài chính là không lớn, đã giúp đà phục hồi diễn ra lâu hơn. Tuy nhiên, đây cũng chính là yếu tố phần nào kiến tăng trưởng kinh tế yếu hơn trong thập kỷ vừa qua. Dù phá vỡ kỷ lục về khoảng thời gian diễn ra, nhưng tăng trưởng của Mỹ đã chậm hơn nhiều so với với những đợt bùng nổ trước đây.
Michelle Meyer nhận định: "Ở thời điểm này, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ không còn vượt trội nữa - có nghĩa là chu kỳ như trước đây có thể tiếp tục diễn ra."
Tăng trưởng tiền lương.
Đà tăng trưởng kéo dài hiện tại vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro, ví dụ như lãi suất thấp kỷ lục đã đưa lượng nợ lên mức cao nhất từ trước đến nay. Slok cho hay: "Có nhiều cuộc thảo luận trên thị trường tài chính về việc liệu đà tăng trưởng có thể tiếp tục hay không, đặc biệt là liệu nước Mỹ có quá 'yếu ớt' trong giai đoạn này vì nợ sinh viên và nợ doanh nghiệp đã lên mức quá cao?"
Những "cơn gió ngược" khác bao gồm rủi ro chính trị, bất ổn thương mại và đà tăng trưởng yếu kém ở những nền kinh tế khác. Bất bình đẳng về thu nhập và giàu - nghèo cũng đang gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các nhà đầu tư và chính trị gia.
Dẫu vậy, một số vẫn kỳ vọng rằng, chừng nào các nhà hoạch định chính sách vẫn cảnh giác thì, Mỹ sẽ tiếp tục phá vỡ kỷ lục. Josh Bivens, giám đốc nghiên cứu của Viện Chính sách Kinh tế, cho biết: "Các cuộc suy thoái thường có nguyên nhân từ những sai lầm về chính sách. Chúng ta thực sự có thể giữ vững giai đoạn hồi phục trong một khoảng thời gian khá dài, nếu có chính sách khôn ngoan và cẩn trọng."