Tăng trưởng nhờ dịch vụ và FDI chất lượng cao
Việt Nam cần đánh thức tiềm năng khu vực dịch vụ và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chất lượng cao. Ảnh minh họa.
Các tổ chức quốc tế khuyến nghị, Việt Nam cần đánh thức tiềm năng khu vực dịch vụ và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chất lượng cao.
- 20-03-2023"Xây tổ đón đại bàng" khi thuế không còn là lợi thế?
- 20-03-2023Dự án giao thông 'đội' vốn nghìn tỷ nhưng tiến độ... rùa bò
- 20-03-2023Chi trăm tỷ để nâng cấp, các cảng cá lớn ở Huế và Quảng Trị hoạt động ra sao?
Tăng trưởng nhờ dịch vụ và FDI chất lượng cao
"Triển vọng của nền kinh tế Việt Nam là tích cực, nhưng khó khăn đòi hỏi cần sẵn sàng ứng phó. Nhìn chung rủi ro và triển vọng là cân bằng" - đây là nhận định của Ngân hàng Thế giới trong báo cáo kinh tế Việt Nam tháng 3 này. Ngoài ra, các tổ chức quốc tế cũng khuyến nghị, Việt Nam cần đánh thức tiềm năng khu vực dịch vụ và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chất lượng cao.
Về diễn biến kinh tế Viêt Nam, Báo cáo của Ngân hàng Thế giới nhận định, lạm phát cao hơn và kéo dài hơn có xu hướng làm giảm động lực tiêu dùng và đầu tư trong nước. Thêm vào đó, nhu cầu tại Mỹ và khu vực đồng Euro yếu đi, lộ trình phục hồi kinh tế của Trung Quốc vẫn chưa thật ổn định, áp lực lạm phát và viễn cảnh chính sách tiền tệ còn bị thắt chặt tại một số nền kinh tế lớn, cũng có thể ảnh hưởng hơn đến tăng trưởng và thương mại của Việt Nam.
Bà Dorsati Madani - Chuyên gia Kinh tế Cao cấp, Ngân hàng Thế giới đánh giá: "Nếu lạm phát tiếp tục tăng ở Mỹ và EU và các nước này quyết định thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa, điều này có thể gây áp lực lên tỷ giá hối đoái. Thêm vào đó, tốc độ và mức độ phục hồi kinh tế Trung Quốc vẫn còn có sự bất định ảnh hưởng đến Việt Nam".
Để thúc đẩy tăng trưởng, Ngân hàng Thế giới khuyến nghị Việt Nam đặc biệt khai thác tiềm năng ngành dịch vụ, tiếp tục nới lỏng hạn chế về thương mại dịch vụ và sự gia nhập của đầu tư nước ngoài, tăng cường các kỹ năng của người lao động.
Việt Nam và Thái Lan - hai trong số những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực, đang cạnh tranh về thương mại và đầu tư nước ngoài. Bài viết nhấn mạnh, một trong những thế mạnh chính của Việt Nam là dân số trẻ. Việt Nam đã thể hiện sự ổn định chính trị trong những năm gần đây và Ngân hàng Thế giới dự báo Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2023.
"Chính phủ Việt Nam luôn cho thấy sự tiến bộ và cởi mở, kết quả là chúng ta đã chứng kiến nhiều hiệp định thương mại tự do đã được ký kết giúp gia tăng hội nhập với thương mại toàn cầu và chuỗi cung ứng hiện đại. Việt Nam đang trở thành điểm đến quan trọng của lĩnh vực công nghệ và không có lý do gì để nghĩ rằng điều này sẽ thay đổi", bà Michele Wee - CEO, Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam nhận xét.
Ông Joonsuk Park - Giám đốc Khối Kinh doanh Quốc tế, Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp HSBC Việt Nam nhận định: "Hệ sinh thái sản xuất lành mạnh là yếu tố để ngày càng có nhiều công ty công nghệ khổng lồ, công ty sản xuất đưa các nhà cung cấp toàn cầu của họ vào Việt Nam. Ngoài ra, ngày càng có nhiều trung tâm R&D được thành lập bởi các công ty công nghệ lớn này, điều này không chỉ giúp xây dựng hệ sinh thái mà còn giúp nâng cao kỹ năng cho nhân sự Việt Nam".
Các dự án FDI xanh và FDI sử dụng công nghệ cao đang đặt ra bài toán khó hơn cho Việt Nam. Theo các chuyên gia, có 3 vấn đề chính mà Việt Nam cần điều chỉnh và cải thiện đó là: Cơ cấu tài chính đối với các dự án FDI lớn; nguồn nhân lực có thể vận hành các dự án công nghệ cao và hạ tầng phục vụ cho các dự án này.
VTV News