Tăng vốn cho doanh nghiệp: Đã có điều kiện, cho nới "trần" tín dụng sớm
Lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng – vay mượn giữa các tổ chức tín dụng với nhau đã hạ nhiệt sau thời gian biến động.
- 21-08-2022Thống đốc NHNN: Lạm phát cao như thuế đánh trực tiếp vào thu nhập người dân
- 21-08-2022Cần có chính sách riêng để đẩy mạnh giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2%
- 21-08-2022Cơ hội cho ngân hàng số ở Việt Nam (kỳ 1): Xu thế tất yếu của kinh tế số
Nhiều doanh nghiệp chờ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nới room (hạn mức) tín dụng để có vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, NHNN đang tỏ ra thận trọng vì lo ngại lạm phát lẫn nợ xấu gia tăng trở lại.
Tăng trưởng tín dụng và tiền gửi giảm tốc trong tháng 7/2022.
Trước đó, lãi suất cho vay liên ngân hàng có thời điểm ghi nhận tuột về mức >> Nới room tín dụng để hỗ trợ lãi suất
Cơ hội đang tới
Với tăng trưởng tín dụng được "chốt cứng" 14% như kịch bản 1 từ đầu năm, NHNN đã rất "chắc tay" trong nỗ lực tham gia kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô. Thậm chí tỷ giá, theo ý kiến của ông Trần Ngọc Báu, CEO WiChart, còn là yếu tố khiến NHNN lo hơn so với lạm phát. Trong hướng nhìn đó, "dỡ" được một đầu áp lực tỷ giá , cơ hội để nới trần tín dụng đã bắt đầu "lộ sáng".
Tuy nhiên, nhà điều hành sẽ có những tính toán riêng. TS. Cấn Văn Lực cho biết, NHNN phải tính toán từ nay đến cuối năm dòng vốn FDI như thế nào, vốn đầu tư công ra sao để dự báo lạm phát trong bối cảnh đó. Từ đó có thể bắt đầu cân nhắc về việc nới room tín dụng sớm hơn thay vì chờ đến quý IV. Ông cho rằng có thể cân nhắc nâng mức tăng trưởng tín dụng cao hơn một chút so với 14% bởi dòng tiền năm nay đi vào sản xuất kinh doanh nhiều hơn là vào đầu cơ và thực thi sớm, sẽ càng có lợi cho doanh nghiệp và nền kinh tế.
Bên cạnh đó, Chính phủ có thể xem xét nhanh chóng bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt trong giá xăng, giảm thuế VAT đối với những nguyên liệu nhập khẩu đầu vào để đảm bảo chi phí sản xuất hạ xuống thì doanh nghiệp mới có sức phục hồi, sản xuất tốt hơn.
Diễn đàn doanh nghiệp