Tập đoàn Cao su (GVR) điều chỉnh giảm gần 1.000 tỷ đồng kế hoạch lợi nhuận 2021
Theo GVR, nguyên nhân điều chỉnh giảm kết quả kinh doanh do dịch bệnh Covid-19 năm 2021 diễn biến phức tạp, việc thực hiện giãn cách kéo dài đã ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty mẹ – Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (mã GVR) vừa thông qua kế hoạch điều chỉnh kế hoạch kinh doanh công ty mẹ. Cụ thể, doanh thu công ty mẹ giảm từ 4.291 tỷ đồng xuống còn 3.799 tỷ đồng, tức giảm 11,4%. Lợi nhuận sau thuế giảm 982 tỷ đồng xuống mức 2.059 tỷ đồng, tương đương mức giảm 32%.
Theo GVR, nguyên nhân điều chỉnh giảm kết quả kinh doanh do dịch bệnh Covid-19 năm 2021 diễn biến phức tạp, việc thực hiện giãn cách kéo dài đã ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty mẹ – Tập đoàn.
Theo đánh giá của ban lãnh đạo trước đó, năm 2021 là một năm khó khăn, nhất là với hoạt động khai thác mủ cao su - lĩnh vực kinh doanh chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất của GVR. Điều này xuất phát từ việc giá bán cao su chưa cao như kỳ vọng.
Mặt khác, khối sản phẩm gỗ và công nghiệp cao su tiếp tục chịu áp lực cạnh tranh gay gắt; cơ chế thuê đất và sử dụng đất chưa có tín hiệu rõ ràng tại khối khu công nghiệp, đồng thời ảnh hưởng từ thiên tai, bệnh dịch sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến hoạt động tập đoàn.
Trong một báo cáo phân tích mới đây, Chứng khoán VCSC dự báo doanh thu năm 2022 của GVR đạt 29.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 5.000 tỷ đồng. Theo đó, tăng trưởng doanh thu sẽ giảm tốc sau khi tăng nhanh trong năm 2021, trong khi đs lợi nhuận sẽ được thúc đẩy so với năm trước nhờ các khoản lãi từ việc thoái vốn.
VCSC cho rằng GVR là công ty hưởng lợi chính từ nhu cầu đất KCN tăng cao tại Việt Nam và giá cao su tự nhiên tăng. Cụ thể, giá bán cao su tự nhiên của GVR sẽ duy trì ở mức cao vào năm 2022 với mức giá ước tính khoảng 1,62 USD/kg, tương đương khoảng 9% cao hơn so với giá bán ước tính trung bình năm 2020.
Bên cạnh đó, VCSC kỳ vọng sẽ cần thời gian để GVR ghi nhận giá trị đất đáng kể. Các dự án phát triển KCN của GVR quy hoạch tổng thể sử dụng đất cấp tỉnh ở các tỉnh công nghiệp trọng điểm phía Nam (như Bình Dương và Đồng Nai) dự kiến phê duyệt này sẽ được công bố vào đầu năm 2022. Tuy nhiên, dự kiến sẽ mất thêm 1 đến 2 năm để ghi nhận việc bán đất KCN do các chủ đầu tư phải xử lý các thủ tục pháp lý, giải phóng mặt bằng và nộp tiền thuê đất.
Doanh Nghiệp Tiếp Thị