Tập đoàn DOJI: Từ người giũa ngọc tới ông lớn đa ngành
Tháng 09 vừa rồi, Tập đoàn DOJI đã chính thức khai trương Tòa nhà DOJI Tower - Trụ sở chính của Tập đoàn và là Trung tâm Vàng bạc Đá quý và Trang sức lớn nhất Việt Nam với không gian kiến trúc vô cùng độc đáo và hoành tráng, được ví như một viên kim cương quý sáng chói giữa lòng Hà Nội.
Bên cạnh việc gây ấn tượng mạnh với công chúng bằng công trình biểu tượng này, thì cũng trong buổi lễ, ông Đỗ Minh Đức - Tổng giám đốc Tập đoàn cũng để lại dấu ấn sâu sắc với thông cáo chính thức về mục tiêu của doanh nghiệp trong tương lai. Theo đó, từ nay cho tới năm 2025, đại gia ngành đá quý này sẽ quyết tâm trở thành một tập đoàn đa ngành hàng hàng đầu Việt Nam.
Tuy rằng đây là một lời tuyên bố "có vẻ" tham vọng, nhưng nếu nhìn lại lịch sử hình thành và đặc biệt là những tiến triển vũ bão trong thời gian gần đây, có thể thấy quyết tâm này không phải là không có cơ sở.
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI tiền thân là Công ty Phát triển Công nghệ và Thương mại TTD được thành lập từ năm 1994 với lĩnh vực hoạt động chính là khai thác và chế tác đá quý. Tại thời điểm đó, với thị hiếu lâu đời của Việt Nam về đầu tư vàng miếng, không thiếu những doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc. Tuy nhiên lại có rất ít những đơn vị khai thác, cung cấp đá quý chuyên nghiệp. Nhận ra được tiềm cơ hội lớn từ thị trường còn bỏ ngỏ này, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam là một trong những nước có trữ lượng đá quý hàng đầu thế giới, công ty nhanh chóng thúc đẩy đầu tư với hàng loạt mỏ khai thác đá Ruby, Ruby Sao, Saphia, Spinel tại Yên Bái và Nghệ An.
Kết hợp với việc áp dụng công nghệ cao và máy móc công nghiệp vào khai thác và chế tác, các dây chuyền sản xuất của DOJI nhanh chóng mang lại những nguồn lợi nhuận lớn, không chỉ tại thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường quốc tế. Hàng loạt những viên đá quý "khủng" được khai thác từ chính các mỏ của DOJI càng củng cố cho vị thế được ví là "ông hoàng đá quý" của Việt Nam.
Không dừng lại ở việc khai thác, DOJI cũng tỏ ra rất nhạy bén với việc tối ưu hoá chuỗi giá trị của mình bằng việc mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực chế tác và bán lẻ trang sức. Tương tự như với việc khai thác đá quý, DOJI cũng tạo ra cho mình những lợi thế cạnh tranh ban đàu bằng việc đầu tư vào hệ thống dây chuyền, máy móc công nghệ cao. Hơn thế nữa, hiểu được rằng trong chế tác trang sức thì ngoài tính chính xác thì sự tinh tế, tỉ mỉ và tính sáng tạo nghệ thuật cũng đóng vai trò then chốt quyết định chất lượng sản phẩm, DOJI dành rất nhiều thời gian và công xức xây dựng những xưởng chế tác cao cấp với đội ngũ chuyên viên, nghệ nhân chế tác lành nghề.
DOJI lấy đa dạng hoá là trọng tâm phát triển của doanh nghiệp với hàng loạt những thương hiệu trang khác nhau với cá tính thiết kế phù hợp với đa dạng nhu cầu và thị hiếu như sở hữu Kho kim cương lớn nhất Việt Nam, Trang sức Đá màu và Ngọc trai, Thương hiệu Trang sức Cưới Wedding Land, Lộc Phát Tài, Qùa tặng vàng Kim Bảo Phúc… Các thương hiệu này đều tạo dấu ấn mạnh mẽ tại thị trường trang sức trong nước và khu vực, được đông đảo khách yêu mến và lựa chọn.
Song song với đó, hoạt động quảng bá của DOJI cũng có những dấu ấn khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Với mục tiêu biến các sản phẩm trang sức trở thành một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hiện đại, DOJI là thương hiệu tiên phong tổ chức các Tuần lễ Trang sức. Lần đầu tiên ở Việt Nam, người tiêu dùng có cơ hội trải nghiệm những xu hướng và sản phẩm trang sức mới nhất, hoà chung nhịp đập với các "thủ phủ" trang sức, đá quý lớn khác trên thế giới. Trang sức cưới cũng là một trong những dòng sản phẩm mũi nhọn của Tập đoàn, kết hợp với những chiến dịch quảng bá "mùa cưới" đặc sắc với sự tham gia của những người nổi tiếng có sức lan toả lớn và thương hiệu.
Có thể nói, DOJI đã thay đổi những ấn tượng về một thị trường trang sức cũ kĩ, nhàm chán trở thành một thị trường sôi động, cập nhật và thân thiện với người tiêu dùng.
Trong 10 năm của thời kỳ 2009-2019 là giai đoạn bứt phá hết sức ngoạn mục, DOJI đã tăng trưởng vượt bậc. Nếu như doanh số của năm 2009 mới đạt 11.000 tỷ thì đến năm 2019 dự kiến kế hoạch sẽ đạt 80.000 tỷ, gấp gần 8 lần và đóng góp hàng nghìn tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước.
Với tiềm năng tài chính mạnh mẽ cùng giá trị thương hiệu ngày một gia tăng, kể từ năm 2009, DOJI bắt đầu chuyển mình phát triển theo hình mẫu Tập đoàn với nhiều công ty con, mở rộng kinh doanh đa lĩnh vực. Cho tới thời điểm này, DOJI đã tham gia tới 9 lĩnh vực kinh doanh khác nhau, bao gồm cả Bất động sản (với thương hiệu DOJILAND), Tài chính ngân hàng (tái cơ cấu thành công Ngân hàng TMCP TPBank), Đầu tư và Dịnh vụ nhà hàng, du lịch. Tập đoàn DOJI có vốn chủ sở hữu là 4.800 tỉ đồng với tổng tài sản là 12.000 tỉ đồng và tổng số nhân viên gần 2.000 người.
Việc mở rộng này thể hiện một tầm nhìn sắc sảo của các thành viên lãnh đạo thương hiệu, nhằm biến DOJI trở thành một trong những Tập đoàn đa ngành hàng đầu Việt Nam, qua đó ước định trước được tương lai phát triển lâu dài, bền vững và rất linh hoạt. Tại thời điểm thị trường rộng mở như hiện nay, đây là một bước đi rất đúng nhịp và bài bản. Do đó, dù rằng kết quả và mục tiêu vẫn còn nằm ở phía trước, nhưng hoàn toàn có cơ sở để thấy được rằng DOJI đang đứng trước cơ hội rất lớn để chuyển mình trở thành doanh nghiệp "xương sống" tiếp theo của nền kinh tế Việt Nam.
Cùng những nỗ lực không ngừng trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Tập đoàn DOJI đã vinh dự đón nhận nhiều giải thưởng cao quý về chất lượng cũng như thế mạnh tài chính. Theo bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 doanh nghiệp lớn Việt Nam hằng năm, Tập đoàn DOJI đã có 9 năm liên tiếp đạt Top 5 (từ năm 2010-2018), đặc biệt có 3 năm liền giữ ngôi Vương (năm 2012, 2013, 2014). Đồng thời, 8 năm liên tiếp được công nhận Thương hiệu Quốc gia (từ năm 2010-2018). Vừa qua, Tập đoàn đã vinh dự đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất.