Tập đoàn Hóa chất lo 'sập' theo Đạm Ninh Bình
Do lãi vay “khủng khiếp”, cộng thêm giá điện tăng cao, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) kiến nghị nên bán dự án đạm Ninh Bình để lấy tiền trả nợ, chứ không kéo sập cả tập đoàn.
- 08-12-2018Lại điêu đứng với 'bom nợ' Đạm Ninh Bình
- 03-07-2017Bộ Tài chính đề xuất không giãn nợ dự án Đạm Ninh Bình
- 03-07-2017Lỗ 3.000 tỷ, Đạm Ninh Bình xin Eximbank Trung Quốc chậm trả nợ
Sáng 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của 12 dự án thua lỗ, yếu kém, chậm tiến độ của ngành Công Thương. Theo báo cáo, trong thời gian qua, một số nhà máy bước đầu có lãi.
Cụ thể như nhà máy DAP số 1 – Hải Phòng, trong năm 2018 lợi nhuận đạt 195 tỷ đồng, Nhà máy thép Việt – Trung lợi nhuận đạt 469 tỷ đồng. 2 tháng đầu năm DAP số 2 Hải Phòng tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đã có lợi nhuận ước đạt 12 tỷ đồng.
4 dự án khác là đạm Hà Bắc, DAP số 2 Lào Cai, Đạm Ninh Bình và Công ty DQS đang tiếp tục từng bước khắc phục khó khăn để ổn định sản xuất. Trong năm 2018, đạm Hà Bắc giảm lỗ 266 tỷ; DAP số 2 Lào Cai giảm lỗ 288 tỷ đồng; Đạm Ninh Bình giảm lỗ 10 tỷ đồng.
Họp Ban Chỉ đạo xử lý 12 dự án yếu kém, thua lỗ ngành công thương
Dù vậy, ông Nguyễn Phú Cường, Chủ tịch Vinachem cho biết “vẫn hết sức khó khăn”. “Khó khăn hiện vẫn chồng chất khi nửa cuối năm 2018 giá than tăng rất cao, khan hiếm do ưu tiên cho sản xuất điện nên Tập đoàn phải cầu cứu TKV rót than kịp thời để chạy, và hiện vẫn đang ở tình trạng phải dàn xếp từng chuyến tàu một rất căng thẳng”, ông Cường cho biết.
Đặc biệt, theo ông Cường, việc tái cơ cấu lại các khoản vay hiện rất khó khăn. Đơn cử như nhà máy Đạm Ninh Bình đã hoạt động trở lại nhưng cầm chừng. Hiện nhà máy này không có vốn sản xuất khi "cửa" vay ngân hàng bị đóng hoàn toàn. Đạm Ninh Bình hiện "sống" dựa vào tiền mua hàng ứng trước của khách hàng. "Bản thân cán bộ Vinachem cũng phải cùng anh em nhà máy xuống tận các đại lý, khách hàng vận động họ mua hàng, ứng tiền trước cho nhà máy", ông Cường kể.
Chi phí tài chính quá lớn nên theo ông Cường, việc xử lý Đạm Ninh Bình là "căng thẳng nhất". "Tình trạng này kéo dài, Đạm Ninh Bình mà sập thì kéo sập cả tập đoàn khi chúng tôi đã rót vào đây 6.000 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ là 13.000 tỷ đồng", ông Cường lo ngại.
Tiền phong