Tàu điện ngầm 38 năm tuổi ở Venezuela: Vừa xịn lại sạch sẽ sáng sủa, dân Mỹ còn "ghen tị"
Theo phóng viên Mỹ tại Venezuela, mặc dù cuộc sống người dân ở đây còn nhiều khó khăn nhưng riêng đường tàu điện ngầm lại được đầu tư rất tốt.
- 09-11-2021Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân: Đoàn tàu kinh tế TP HCM còn nguyên đầu và các toa, cần kinh phí để mua nhiên liệu là có thể chạy trở lại
- 09-11-2021Đèn trần "nặng 4 tấn" trong ga tàu sâu nhất thế giới ở Triều Tiên: Lộng lẫy vượt thời đại!
- 08-11-2021Tàu cũ Nhật Bản được "kéo dài sinh mệnh" ở nước ngoài: Vì sao vẫn rất được ưa chuộng?
Tàu điện ngầm Caracas là hệ thống giao thông hoạt động tại Caracas, Venezuela. Hệ thống này được xây dựng và được điều hành bởi Compania Anonima Metro de Caracas, một công ty thuộc sở hữu của chính phủ được thành lập vào năm 1977. Hệ thống tàu điện ngầm có 53 trạm, bắt đầu hoạt động những tuyến đầu tiên vào ngày 2/1/1983.
Tàu điện ngầm ở Venezuela
Nicholas Casey, phóng viên của tờ New York Times, đã kể lại trải nghiệm của anh trong 30 ngày đầu sống ở Venezuela hồi năm 2016. Theo đó, tuyến điện ngầm "không có những con chuột quá khổ kéo những lát bánh pizza qua đường ray". Không có những đường ống bị rò rỉ như đường ống trên các sân ga ở Quảng trường Thời đại. Các đoàn tàu không tạo ra âm thanh cót két khủng khiếp mỗi khi chúng bắt đầu di chuyển.
Theo Casey, cuộc sống ở Venezuela có nhiều điều "siêu thực": mua các vật dụng văn phòng cũng cần tới những túi dày cộp tiền mặt; một số cửa hàng chuyên bán đồ chơi Trung Quốc đã hỏng; Vệ binh Quốc gia "triệt phá" lô hàng 3.300 chiếc tã trước khi chúng được bán bất hợp pháp trên các đường phố lớn nhất thủ đô.
Lối xuống tàu điện ngầm, ga Los Jardines.
Tuy nhiên, nhà ga tàu điện ngầm lại khiến phóng viên người Mỹ cảm thấy kinh ngạc. Các nhà ga rất ấn tượng, sạch sẽ, hiện đại và sáng sủa.
Ở một thành phố mà xe buýt thường xuyên hỏng hóc, thì những chuyến tàu lại thường chạy đúng giờ.
Một người dân Venezuela mô tả tàu điện ngầm là "Điều tuyệt vời, sự sang trọng cuối cùng mà chúng tôi còn lại ở thành phố này".
Tàu điện ngầm chỉ có 4 tuyến. Dù vậy, Caracas chỉ là một thành phố có 3 triệu dân và các chuyến tàu cũng đủ tiếp cận hầu hết các khu vực. Tại các điểm dừng của ga tàu, Caracas còn có Metrobus, một hệ thống chuyển tuyến nhanh xe buýt liên kết với các trạm dừng tàu điện ngầm.
Hệ thống xe buýt MetroBus được kết nối với các điểm dừng ga tàu.
Casey tự đặt ra câu hỏi làm thế nào mà Caracas có thể giữ cho các tuyến điện ngầm vừa sạch sẽ và vẫn hiệu quả như vậy trong thời kì khó khăn. "Đó hẳn là một điều bí ẩn," anh tự nhủ.
Ngoài ra, còn một điều bí ẩn khác là giá vé tàu quá rẻ. Theo Casey, vé cho một lần đi tàu điện ngầm ở Venezuela chỉ ở mức 0,005 USD, trong khi một lần đi tàu ở New York tốn 2,75 USD.
Trong thế kỷ 20, Caracas trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng ở Mỹ Latinh. Với sự phát triển của ngành công nghiệp dầu mỏ, dân số của thủ đô Venezuela đã tăng lên đáng kể.
Vì vậy, chính quyền cần phải cải thiện hệ thống giao thông công cộng. Kế hoạch xây dựng một tàu điện ngầm đã bị trì hoãn trong một thời gian dài nhưng đến đầu những năm 1960 nó lại được đưa trở lại chương trình nghị sự. Một số ngân hàng quốc tế lớn đã cạnh tranh để có cơ hội tài trợ cho dự án lớn này.
Một toa tàu dùng cho tuyến tàu điện ngầm ở Carascas. Ảnh chụp năm 1981.
Vào đầu thế kỷ 20, Venezuela đã phát hiện ra trữ lượng dầu lớn ở các vùng Monagas, Zulia và Anzoátegui. Việc mở rộng ngành công nghiệp dầu mỏ đã dẫn đến sự gia tăng dân số nhanh chóng ở miền bắc đất nước, đặc biệt là ở thủ đô Caracas. Mọi người rời khỏi các khu vực núi và hướng đến thị trấn, nơi thu hút một lượng lớn người nhập cư. Vào năm 1960, Caracas đã có dân số gần 1,3 triệu người.
Con số này tiếp tục vượt quá 2 triệu người vào năm 1970. Caracas trở thành một trung tâm kinh tế hàng đầu ở Mỹ Latinh và thường xuyên giao thương với châu Âu. Dự án tàu điện ngầm Caracas khi đó yêu cầu ngân sách 120 triệu USD, một nửa trong số đó được chi cho việc mua thiết bị. Các công ty Pháp - vốn tham gia xây dựng tàu điện ngầm Montreal - cũng muốn giành được hợp đồng mới này.
Các cuộc đàm phán kéo dài và phải đến năm 1978, Paribas và các nhà công nghiệp Pháp mới được trao hợp đồng xây dựng tàu điện ngầm Caracas.
Doanh Nghiệp & Tiếp Thị