Tàu vũ trụ của Elon Musk thất bại, quân đội Mỹ mất vệ tinh do thám tối tân
Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ không tìm thấy vệ tinh do thám mới mà Quân đội Mỹ thuê Space X của tỷ phú Elon Musk phóng lên vũ trụ, làm dấy lên lo ngại về một nhiệm vụ thất bại.
- 08-01-2018Bạn muốn đầu quân cho SpaceX? Lương thấp, stress nhiều đổi lại cơ hội thay đổi lịch sử cùng Elon Musk
- 01-01-2018Những câu nói ngông cuồng nhất, đáng chú ý nhất của Elon Musk trong năm 2017
- 17-12-2017Jeff Bezos và Elon Musk: tên lửa của ai to hơn?
- 04-12-2017Nhìn vào sự trái ngược giữa vốn hóa và tình hình tài chính của Tesla mới thấy sức mạnh thương hiệu Elon Musk lớn đến như thế nào!
- 29-11-2017Elon Musk phủ nhận mình là cha đẻ bí ẩn của bitcoin
Cuối tuần trước, SpaceX phóng tàu vũ trụ đưa vệ tinh do thám tối tân của quân đội Mỹ lên không gian. Toàn bộ nhiệm vụ này được gọi với tên mã là Zuma khi tàu vũ trụ cất cánh từ Căn cứ Không quân Mũi Canaveral, Folorida sáng 7/1. Tên lửa đảm trách nhiệm vụ này là Falcon 9, loại thiết bị có thể tái sử dụng nhiều lần và đã được SpaceX dùng trong nhiều nhiệm vụ dân sự.
Tuy nhiên, Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ cho biết họ không phát hiện vật thể nhân tạo mới trong số hơn 23.000 vật thể đang di chuyển xung quanh quỹ đạo trái đất. Đô đốc Brook DeWalt, người phát ngôn của Bộ Tư lệnh Chiến lược, cho biết: “Chúng tôi không phát hiện ra bất cứ vệ tinh mới nào”.
Các quan chức Mỹ nắm được thông tin về vụ phóng tên lửa cho biết phần thứ hai của tên lửa SpaceX đã gặp sự cố khiến vệ tinh rơi xuống biển thay vì bay vào quỹ đạo. Trong khi đó, phần thứ nhất của tên lửa vẫn tách ra và đáp xuống theo đúng lộ trình đã đặt trước.
James Gleeson, người phát ngôn SpaceX, nhấn mạnh: “Chúng tôi không bình luận về các vụ phóng tên lửa mang tính quân sự. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, các dữ liệu cho thấy Falcon 9 đã thực hiện thành công vụ phóng dù đó chỉ là trên danh nghĩa”.
Tim Paynter, người phát ngôn của Northrop Corp - công ty chế tạo vệ tinh và được Bộ Quốc phòng Mỹ cho phép chọn đối tác đưa vệ tinh vào quỹ đạo, từ chối bình luận về nhiệm vụ mật.
Vụ phóng vệ tinh cho quân đội Mỹ là sứ mệnh đầu tiên của SpaceX trong năm 2018, một năm được kỳ vọng là rất bận rộn với công ty vũ trụ tư nhân đầu tiên của thế giới. Theo kế hoạch, SpaceX sẽ tiến hành 30 vụ phóng, vượt xa kỷ lục 18 lần của năm 2017. Tên lửa của SpaceX là loại có thể tái sử dụng, tách ra và quay trở lại sau khi đạt đến độ cao nhất định.
Xét trên một khía cạnh nào đó, vụ phóng của SpaceX đã thành công một phần khi thân tên lửa hạ cánh an toàn xuống một bãi đỗ ở Florida. Ngay sau khi phần thân tên lửa hạ cánh, tiếng chúc mừng đã vang lên tại phòng Kiểm soát Hành trình, đặt tại trụ sở chính công ty ở Hawthorne, California. Với các vụ phóng vệ tinh thương mại, SpaceX sẽ thông báo kết quả sau khi đưa vệ tinh vào quỹ đạo. Tuy nhiên, với nhiệm vụ tối mật dành cho quân đội Mỹ, sự im lặng là điều không quá khó hiểu.
Hiện tại, SpaceX đang ký hợp đồng với Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) để đưa hàng hóa lên ISS. Trong tương lai, các sứ mệnh đưa phi hành gia lên tiền tiêu trái đất cũng sẽ được giao cho cơ quan không gian tư nhân này. Việc khai tử phi đội tàu con thoi khiến NASA phải dựa vào các bên khác để có thể thực hiện các sứ mệnh trên ISS.
Toàn cảnh sứ mệnh Zuma của SpaceX.