Tết Nguyên đán có lợi cho các công ty phương Tây hay không?
Khoảng thời gian giữa lễ Giáng sinh và ngày lễ tình nhân thường là lúc các thương hiệu phương Tây kinh doanh rất ảm đạm. Người tiêu dùng cạn kiệt cả về thể chất lẫn tài chính sau các ngày lễ, và không có gì nhiều để ăn mừng.
- 30-01-2020Tại sao thương mại điện tử bùng nổ nhưng người tiêu dùng Việt Nam lại "tiết kiệm" nhất Đông Nam Á?
- 29-01-2020Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng giá mạnh dịp Tết Nguyên đán
- 29-01-2020Khách Trung Quốc sang Việt Nam tăng gần 25% so với tháng Tết Nguyên đán năm trước
Thế nên, trong thập kỷ qua, một loạt các thương hiệu cả sang trọng lẫn bình dân đều thêm một kỳ nghỉ mới vào chiến lược kinh doanh của họ - dịp lễ được hàng tỷ người tổ chức hàng năm: Tết Nguyên đán.
Như hầu hết các ngày lễ, Tết Nguyên đán đã trở thành một cơ hội cho các nhà bán lẻ. Giữa rất nhiều lễ hội truyền thống của châu Á, các công ty phương Tây đã chú ý đến Tết Nguyên đán, vì đây là dịp lễ quy mô lớn nhất.
Các thương hiệu nổi tiếng của phương Tây như Apple, Gucci, Nike và Sephora đã tung ra các chiến dịch quảng cáo và bộ sưu tập viên mới ở nước ngoài, trước đây chủ yếu nhắm vào khách hàng Trung Quốc, nhưng giờ các hoạt động này cũng đã đổ vào thị trường Mỹ. Các trung tâm thương mại và giải trí ở các thành phố lớn của Hoa Kỳ đang tổ chức các điểm tham quan gắn liền với Tết Nguyên đán. Các thương hiệu, đặc biệt là các nhà bán lẻ xa xỉ, đang tích cực theo đuổi Trung Quốc, nơi sẽ là thị trường may mặc lớn nhất thế giới vào năm 2030.
Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, người tiêu dùng Trung Quốc năm 2019 đã chi 149 tỷ USD trong suốt kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài một tuần. Trung Quốc cũng là một điểm nóng của các nhà bán lẻ xa xỉ, chi khoảng 7 tỷ USD mỗi năm cho hàng hiệu, theo McKinsey.
Hàng năm, các nhà bán lẻ có cơ hội tạo ra hàng hóa mới tương quan với 12 con giáp. Năm 2020 là năm con chuột, có thể không phải là động vật dễ thương nhất, nhưng các nhà bán lẻ thời trang và thương hiệu trang điểm vẫn cho ra mắt các bộ sưu tập liên quan đến chuột: Gucci và Adidas Originals đều hợp tác với Disney trên các bộ sưu tập Chuột Mickey.
Rag & Bone có áo len hình con chuột và Moschino đã phát hành các sản phẩm có logo Mickey Rat (trông giống như chuột Mickey nhưng có mõm dài). Các nhà bán lẻ khác đã chọn sử dụng các họa tiết truyền thống hơn, như Nike, có một loạt các thiết kế giày phức tạp tinh tế lấy cảm hứng từ việc cắt giấy truyền thống của Trung Quốc.
Các nhà phân tích dự đoán rằng người mua sắm Trung Quốc dự kiến sẽ chi tới 156 tỷ USD cho các lễ hội năm mới. Tuy nhiên, cũng không rõ liệu nó có lợi cho lợi nhuận của các công ty phương Tây hay không.
Khi các công ty cố gắng tận dụng văn hóa để đạt được lợi ích tài chính, họ bị cho là sẽ làm đảo lộn hoặc thậm chí tầm thường hóa giá trị truyền thống đằng sau những sự kiện này.
Trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ về thương mại và địa chính trị, người mua sắm Trung Quốc có thể không chấp nhận các bộ sưu tập lấy cảm hứng Tết Nguyên đán của các thương hiệu phương Tây. Họ đã trở nên đặc biệt cảnh giác với các công ty Mỹ và chỉ trích các nhà bán lẻ quốc tế nói chung, theo một bài viết trên tờ Wall Street Journal về việc nước Mỹ đang mất khách hàng Trung Quốc như thế nào.
Các cuộc khảo sát cho thấy người tiêu dùng Trung Quốc thích mua hàng một phần vì lòng yêu nước. Vào ngày độc thân 11/11, ngày lễ mua sắm lớn nhất của Trung Quốc, có tới 78% số người được khảo sát cho biết cuộc chiến thương mại sẽ ảnh hưởng đến việc họ mua các thương hiệu Mỹ.