MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tết Trung thu về làng Ông Hảo, gặp cặp vợ chồng 40 năm bám nghề làm trống: Đắng-cay-ngọt-bùi đã trải đủ, nhưng chưa 1 ngày mất niềm tin vào sức sống của nghề

01-10-2020 - 14:30 PM | Sống

Từ ngã tư quốc lộ 5, rẽ theo hướng Nam, đi qua phố Nối chừng hơn 100 mét, sẽ đến được cổng làng ông Hảo thuộc xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên – đây là nơi duy nhất của nước ta còn sản xuất trống Trung thu truyền thống.


Tết Trung thu về làng Ông Hảo, gặp cặp vợ chồng 40 năm bám nghề làm trống: Đắng-cay-ngọt-bùi đã trải đủ, nhưng chưa 1 ngày mất niềm tin vào sức sống của nghề - Ảnh 1.

Cổng làng Ông Hảo - Hưng Yên

Suốt 40 năm chưa một ngày nghĩ đến chuyện rời xa nghề trống

Những năm gần đây ghi nhận sự trở lại của các món đồ chơi Trung thu truyền thống. Điều này khiến những người thợ thủ công lành nghề ở làng Ông Hảo ăn nên làm ra trông thấy. Trong đó, nghề bưng trống, thuộc da từ bao đời đã trở thành nghề truyền thống của người dân nơi đây. Da trâu, da bò được người làng Ông Hảo nhập từ nhiều địa phương khác nhau, qua những đôi tay khéo léo tạo nên những chiếc trống thật đẹp.

Tết Trung thu về làng Ông Hảo, gặp cặp vợ chồng 40 năm bám nghề làm trống: Đắng-cay-ngọt-bùi đã trải đủ, nhưng chưa 1 ngày mất niềm tin vào sức sống của nghề - Ảnh 2.

Làng Ông Hảo vốn nổi tiếng với nghề làm trống Trung thu từ hàng trăm năm nay. Tuy nhiên, theo thời gian, do thua lỗ, nhiều người vì nỗi lo cơm áo gạo tiền mà đành bỏ nghề.

Hiện trong làng chỉ còn vài hộ giữ được nghề, trong đó có vợ chồng ông Vũ Huy Linh và bà Vũ Thị Là - gia đình hiếm hoi theo nghề làm trống qua nhiều thế hệ.

Tết Trung thu về làng Ông Hảo, gặp cặp vợ chồng 40 năm bám nghề làm trống: Đắng-cay-ngọt-bùi đã trải đủ, nhưng chưa 1 ngày mất niềm tin vào sức sống của nghề - Ảnh 3.

Thời điểm Tết Trung thu cận kề là lúc gia đình nghệ nhân này vô cùng bận rộn. Đứng từ đầu ngõ đã nghe tiếng cạch cạch của dao thớt, tiếng è è của lưỡi cưa xẻ từng thớ gỗ. Vừa bước vào tới nhà, có thể cảm nhận rõ rệt cái mùi của gỗ hôi hôi mốc mốc, mùi của sơn vừa thơm vừa nồng, cái mịt mù của bụi gỗ bay tung tăng khắp sân.

Tết Trung thu về làng Ông Hảo, gặp cặp vợ chồng 40 năm bám nghề làm trống: Đắng-cay-ngọt-bùi đã trải đủ, nhưng chưa 1 ngày mất niềm tin vào sức sống của nghề - Ảnh 4.
Tết Trung thu về làng Ông Hảo, gặp cặp vợ chồng 40 năm bám nghề làm trống: Đắng-cay-ngọt-bùi đã trải đủ, nhưng chưa 1 ngày mất niềm tin vào sức sống của nghề - Ảnh 5.
Tết Trung thu về làng Ông Hảo, gặp cặp vợ chồng 40 năm bám nghề làm trống: Đắng-cay-ngọt-bùi đã trải đủ, nhưng chưa 1 ngày mất niềm tin vào sức sống của nghề - Ảnh 6.

Mê cái mùi đặc trưng đó từ khi còn nhỏ, bằng đam mê được truyền lại từ các thế hệ cha ông cùng kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm đã đạt đến trình độ nghệ nhân, tới nay, ông Linh đã gắn bó với nghề làm trống được 40 năm.

Cũng chính vì cái tiếng trống ấy, ông Linh gặp được bà Là, người tri kỉ sống chung mái nhà với ông suốt 40 năm ông theo nghề.

Tết Trung thu về làng Ông Hảo, gặp cặp vợ chồng 40 năm bám nghề làm trống: Đắng-cay-ngọt-bùi đã trải đủ, nhưng chưa 1 ngày mất niềm tin vào sức sống của nghề - Ảnh 7.

Giờ đây, ở tuổi 60, ông Linh bà Là vẫn hàng ngày thong thả làm trống. Ngày khỏe thì nhiều, mệt thì ít. Nhưng chưa bao giờ họ cảm thấy cái nghề này vất vả. Cũng nhờ trống, vợ chồng ông đã xây được căn nhà cao tầng khang trang. Cuộc sống ổn định, có của ăn của để, những năm gần đây ông Linh thường xuyên đưa vợ con và các cháu đi du lịch khắp nơi, có chuyến tốn tới cả trăm triệu đồng.

Gan lì, tin vào sức sống của nghề

Hàng năm có hàng vạn chiếc trống được bán ra trước ngày trung thu, giá thành của mỗi chiếc chỉ dao động từ 20.000 - 100.000 đồng/chiếc. Dù không có lãi nhiều nhưng nghề trống mang lại sự ổn định cho người dân. Tuy nhiên những năm gần đây, nhu cầu cuộc sống của nhiều người dân làng tăng cao, cao hơn cái sự ổn định mà trống mang lại khiến họ dần mất đi sự kiên trì. Thế rồi nhiều người bỏ nghề, đi làm công nhân cho các nhà máy gần nhà.

LÀNG TRỐNG

Bà Là tâm sự, bà theo nghề trống còn trước cả theo chồng, đến nay cũng gần 40 năm, nhìn người làng cứ thế dần dần từ bỏ nghề truyền thống khiến bà buồn lắm, nhưng cũng chẳng thể làm gì.

"Gia đình tôi làm trống từ rất lâu rồi, trước đây các cụ làm trống ở phố Hàng Mã, về sau mới về làng Hảo rồi truyền nghề cho bố mẹ, rồi lại đến lượt tôi. Hiện nay, nhiều người bỏ nghề là do đầu tư hết nhiều vốn, không kiên trì, bên cạnh đó, ở làng cũng có nhiều công ty mọc lên, người dân cũng bỏ nghề đi làm công nhân", bà Là tiếc nuối.

Tết Trung thu về làng Ông Hảo, gặp cặp vợ chồng 40 năm bám nghề làm trống: Đắng-cay-ngọt-bùi đã trải đủ, nhưng chưa 1 ngày mất niềm tin vào sức sống của nghề - Ảnh 9.

Những năm gần đây chứng kiến sự lên ngôi của đồ chơi truyền thống, trống bán chạy khiến kinh tế gia đình ông Linh bà Là ổn định. Cho tới năm nay, trống bán không được do ảnh hưởng của dịch bệnh, có bán được thì lại bị thương lái ép giá tơi tả, nhưng bà Là vẫn không tỏ ra quá lo lắng.

"Năm nay không bán được thì để năm sau", tay vần chặt khoanh gỗ, giọng bà Là chắc nịch.

Bà Là nói, cái nghề của vợ chồng bà đòi hỏi sự kiên trì, vốn đầu tư cũng không ít nhưng bên cạnh đó còn cần phía biết cách để kinh doanh.

"Tôi ví dụ, nếu năm trước bán không chạy, có thể cất lượng trống còn thừa đi năm sau bán tiếp vì vật này bảo quản rất dễ dàng. Hay vài năm một lần, chúng tôi sẽ sản xuất ít hơn bình thường. Lúc đó, lượng trống khan hiếm mà nhu cầu mua tăng cao nên sẽ cháy hàng. Giá của mỗi chiếc trống cũng sẽ được đẩy lên", bà Là chia sẻ.

Tết Trung thu về làng Ông Hảo, gặp cặp vợ chồng 40 năm bám nghề làm trống: Đắng-cay-ngọt-bùi đã trải đủ, nhưng chưa 1 ngày mất niềm tin vào sức sống của nghề - Ảnh 10.

Qua hàng chục năm làm nghề, chuyện ế hàng dường như chẳng còn xa là với vợ chồng bà Là. 40 năm giữ lửa với nghề, những lần thua lỗ tới mức kinh khủng chắc chẳng phải hiếm.

"Cái nghề này nó thế", bà Là nói, nghề trống phụ thuộc nhiều vào thời tiết, chẳng khác mấy với việc trồng cây. Trời mưa không phơi được trống, trống bị ẩm mốc, thế là ế. Bão gió chuyển hàng đi không được, cũng ế.

Như cách vợ chồng ông Linh bà Là nói, ế nó giống như "thói quen" của cái nghề tưởng chừng như đã lạc hậu này.

Tết Trung thu về làng Ông Hảo, gặp cặp vợ chồng 40 năm bám nghề làm trống: Đắng-cay-ngọt-bùi đã trải đủ, nhưng chưa 1 ngày mất niềm tin vào sức sống của nghề - Ảnh 11.

Bà Là đang trông trời để đoán thời tiết trước khi mang trống ra phơi.

Dừng tay một lát, bà Là kể về lần thua lỗ nhiều nhất. Khoảng hơn 20 năm trước, như thường lệ, trước mỗi ngày trung thu, ông Linh hay bán trống ở Đà Nẵng. Năm đó, cơn bão số 6 được dự báo sẽ không đi vào Đà Nẵng, thế nhưng nó đột ngột chuyển hướng khiến người dân không kịp trở tay.

"Mấy chục bao trống không bán được, nước ngập đầy. Tôi ngồi nhà nhìn qua vô tuyến thấy trống nổi lềnh bềnh, lòng nóng như lửa đốt. Cả năm chỉ trông ngóng vào một đợt bán trống đó để lấy tiền ăn mà như thế thì làm gì còn tâm trí để làm việc.

Nhưng cũng may người không làm sao. Khi ấy, nhà chồng tôi ở trọ không được chắc chắn, khi bão về phải lấp dưới tấm phản cứng cho an toàn. Rồi bão tan, qua trung thu vài ngày, lập tức, tôi để con trai lớn bắt xe vào tìm bố".

Tết Trung thu về làng Ông Hảo, gặp cặp vợ chồng 40 năm bám nghề làm trống: Đắng-cay-ngọt-bùi đã trải đủ, nhưng chưa 1 ngày mất niềm tin vào sức sống của nghề - Ảnh 12.
Tết Trung thu về làng Ông Hảo, gặp cặp vợ chồng 40 năm bám nghề làm trống: Đắng-cay-ngọt-bùi đã trải đủ, nhưng chưa 1 ngày mất niềm tin vào sức sống của nghề - Ảnh 13.

Nụ cười luôn trên gương mặt của hai vợ chồng già

Nghe vợ nhắc đến câu chuyện, ông Linh ngồi cách đó không xa cũng xúc động. Đôi mắt người đàn ông 60 tuổi nhìn về phía xa như nhớ lại kỷ niệm lúc đó. Trong nửa đời người làm trống của mình, có lẽ đó là lúc khó khăn nhất mà ông gặp phải. Nhờ có hậu phương vững chắc, những lời động viên của vợ con, ông đã vượt qua có những thành công hôm nay.

"Nhìn nhau mà sống" - bí quyết giữ gìn hạnh phúc

Làm trống, không chỉ mang lại kinh tế, thu nhập, nó còn mang đến cho ông Linh một người đặc biệt, đó chính là bà Là, người bạn đời đã đồng hành cùng ông suốt 40 năm nay.

Tết Trung thu về làng Ông Hảo, gặp cặp vợ chồng 40 năm bám nghề làm trống: Đắng-cay-ngọt-bùi đã trải đủ, nhưng chưa 1 ngày mất niềm tin vào sức sống của nghề - Ảnh 14.

"Sau khi giải ngũ vào những năm 80, tôi lấy vợ. Nhà vợ tôi lúc đó cũng ở trong làng, cách nhau chỉ vài chục bước chân. Cả hai nhà được ông bà giới thiệu gặp nhau rồi nên duyên vợ chồng. Điều đặc biệt nhất là cả hai gia đình đều làm trống.

Những năm đầu sau khi lấy vợ, tôi đi chạy chợ nhưng rồi cũng không đâu vào đâu. Rồi như cái nghề nó chọn mình, tôi quay về nhà học làm trống cùng vợ.

Cuộc sống làm trống dù vất vả nhưng vẫn có thể duy trì vì nó mang lại kinh tế. Năm gặp nắng gió thì cháy chợ, năm mưa lụt thì ế, chả thế mà chúng tôi nuôi được 3 người con trưởng thành đấy thôi", ông Linh nhìn vợ đang vác trống đi phơi, rồi chỉ tay về căn nhà khang trang phía xa.

Tết Trung thu về làng Ông Hảo, gặp cặp vợ chồng 40 năm bám nghề làm trống: Đắng-cay-ngọt-bùi đã trải đủ, nhưng chưa 1 ngày mất niềm tin vào sức sống của nghề - Ảnh 15.

Không chỉ giỏi trong việc làm ăn, bà Là còn rất đảm đang, đúng chuẩn người phụ nữ của gia đình. Chẳng thế mà suốt 40 năm chung sống cùng ông Linh, ông bà có một gia đình hạnh phúc, con cháu đông đủ.

"Trong việc làm ăn, chồng sẽ nhường tôi hơn vì ông chịu khó làm nhưng lại ngại giao tiếp, tôi thì ngược lại. Việc tính toán, buôn bán, kinh doanh trống do một mình tôi phải lo. Vợ chồng không phải ai hoàn hảo hết, phải biết nhìn nhau mà sống.

Tôi ví dụ, chồng tôi cũng là người thích uống rượu lúc rảnh rỗi, khi ông ấy uống rượu mà nói chuyện to tiếng thì mình phải lùi lại. Lúc đấy mà căng nên chắc chắn sẽ có chuyện. Bình thường chồng vẫn luôn nhường tôi. Chồng nói đúng vẫn phải nghe và sai phải bàn lại. Cuộc sống là vậy, giờ đây, có những lúc vui, rảnh rỗi hai vợ chồng lại cầm micro hát karaoke", bà Là tâm sự.

Tết Trung thu về làng Ông Hảo, gặp cặp vợ chồng 40 năm bám nghề làm trống: Đắng-cay-ngọt-bùi đã trải đủ, nhưng chưa 1 ngày mất niềm tin vào sức sống của nghề - Ảnh 16.

Bà Là cũng là một người mẹ nghiêm khắc, dạy con là dạy đến nơi đến chốn. "Tôi luôn dạy con rằng, ăn cho ăn, mặc cho mặc, không làm thì chết, chơi mới chết". Gia đình bà Là nhiều năm nay đều đạt gia đình văn hóa, hiếm khi xóm giềng nghe thấy to tiếng.

Đang mải câu chuyện thì ngoài cửa có tiếng chuông xe đạp, bà Là dừng tay cười phấn khởi: "Đấy thằng cháu nội đấy, tên Mạnh, làm trống hơi bị siêu rồi". 

Chia sẻ với chúng tôi, cháu Mạnh (cháu nội ông Linh) cho biết, tất cả các công đoạn làm ra một chiếc trống cháu đều biết hết.

Tết Trung thu về làng Ông Hảo, gặp cặp vợ chồng 40 năm bám nghề làm trống: Đắng-cay-ngọt-bùi đã trải đủ, nhưng chưa 1 ngày mất niềm tin vào sức sống của nghề - Ảnh 17.

"Cháu mất 5-7 phút để làm ra một chiếc trống, mỗi lần hoàn thành nó cháu rất vui. Cháu rất thích nghề của gia đình, tuy có vất vả nhưng ông bà, bố mẹ đều có thu nhập", Mạnh nói.

"Cháu mong muốn sau này sẽ giữ được nghề trống của gia đình, ông, bà, bố, mẹ đều có nhiều khách để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Nhưng đấy là nếu cháu không thi đỗ đại học", Mạnh ngây thơ nói.

Tính đến nay, gia đình ông Linh bà Là đã có đời thứ 5 biết làm trống, chính vì vậy, mong muốn của cặp vợ chồng nghệ nhân này là phải cố gắng giữ nghề.

"Gia đình tôi còn con dâu, các cháu vẫn theo nghề. Con dâu ở nhà vừa làm trống, vừa nuôi cháu. Các cháu khi rảnh rỗi, không đi học vẫn luôn phụ giúp gia đình. Đấy là hạnh phúc của hai người già chúng tôi, chỉ cần thế thôi". 

Tết Trung thu về làng Ông Hảo, gặp cặp vợ chồng 40 năm bám nghề làm trống: Đắng-cay-ngọt-bùi đã trải đủ, nhưng chưa 1 ngày mất niềm tin vào sức sống của nghề - Ảnh 18.
Tết Trung thu về làng Ông Hảo, gặp cặp vợ chồng 40 năm bám nghề làm trống: Đắng-cay-ngọt-bùi đã trải đủ, nhưng chưa 1 ngày mất niềm tin vào sức sống của nghề - Ảnh 19.
Tết Trung thu về làng Ông Hảo, gặp cặp vợ chồng 40 năm bám nghề làm trống: Đắng-cay-ngọt-bùi đã trải đủ, nhưng chưa 1 ngày mất niềm tin vào sức sống của nghề - Ảnh 20.

Phóng viên tạm biệt gia đình ông Linh - bà Là vào cuối giờ chiều, vậy mà hai người vẫn đang luôn tay làm việc. Tiếng cười cùng tiếng bào gỗ, tiếng trống vẫn cứ vang lên đều đều.

"Trời cho còn sức thì còn làm" - bà Là tin vào những gì gia đình mình có hôm nay là bởi trời cho, nhưng chúng tôi hiểu rằng nếu không có sự đam mê lao động, cùng sự kiên tâm với nghề thì có lẽ tiếng trống làng Hảo đã không vang vọng suốt nhiều đời nay như thế.

Theo Hoàng Việt - Đinh Huy

Pháp luật và Bạn đọc

Trở lên trên