Tết Việt Nam thì không thể thiếu đào mai, còn người dân châu Á trưng hoa gì trong năm mới để có nhiều may mắn tài lộc?
Mỗi đất nước, mỗi nền văn hóa đều có cách thường thức hoa riêng trong dịp đầu năm mới. Chúng ta hãy cùng ghé qua một số quốc gia ở châu Á để xem người dân ở các quốc gia sử dụng loài hoa nào để trang trí trong ngày tết nhé!
- 15-02-2018Châu Á ngập tràn sắc đỏ cùng linh vật chú chó chào Tết Nguyên Đán
- 15-02-2018Nhìn lại hình ảnh những linh vật ở đường hoa Nguyễn Huệ trong 5 năm trở lại đây
1. Hoa mẫu đơn, hoa lan hồ điệp lộng lẫy khoe sắc trong ngày tết ở Trung Quốc
Tết Nguyên Đán là ngày Tết quan trọng nhất của người Trung Hoa và họ có nhiều truyền thống đón Tết khác nhau theo từng địa phương. Do vậy, việc trưng hoa, cây kiểng cũng rất đa dạng.
Thông thường, Tết ở Trung Quốc được mở màn bằng hội hoa xuân, bày bán rất nhiều loại hoa tượng trưng cho sự thịnh vượng và may mắn, trong đó phải kể đến hoa mẫu đơn.
Với vẻ đẹp lộng lẫy và hương thơm quyến rũ, hoa mẫu đơn rất nổi tiếng ở Trung Quốc và được coi là biểu tượng của vương giả và quyền quý.
Tại Hong Kong, hoa mẫu đơn được coi là biểu tượng của sự vương giả và quyền quý.
Người Trung Quốc còn có phong tục tặng hoa kiểng làm quà chúc mừng đầu năm, một trong số đó là hoa lan hồ điệp.
Đây là loại hoa trưng bày dịp Tết thịnh hành nhất ở Hong Kong (Trung Quốc) nhờ vào màu sắc sặc sỡ, dễ dàng chăm sóc và lâu tàn. Được mệnh danh là nữ hoàng của các loài hoa lan, hoa lan hồ điệp sẽ mang lại điều tốt lành và may mắn.
Hoa lan hồ điệp sẽ mang lại điều tốt lành và may mắn.
2. Đâu chỉ có hoa chăm-pa, nước Lào còn vàng rực với hoa muồng hoàng yến
Lễ Tết Lào (Bunpimay) là Tết theo Phật lịch, có ý nghĩa là đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc đến con người. Trong những ngày lễ này, loài hoa được xem là điềm may mắn chính là hoa muồng hoàng yến (hay còn gọi là hoa bò cạp vàng).
Ở Lào, hoa muồng hoàng yến là biểu tượng của sự hạnh phúc. Sắc vàng của hoa tượng trưng cho sự tươi mát, sự tích cực, tràn đầy năng lượng và niềm vui.
Người Lào còn treo hoa trên trần nhà hoặc cột vào xe để cầu may mắn, an toàn khi lái xe.
Vậy nên, cứ dịp Tết đến Xuân về, khắp mọi nơi trên đất nước này đều là một màu vàng rực rỡ của hoa muồng hoàng yến. Người Lào còn treo hoa trên trần nhà hoặc cột vào xe để cầu may mắn, an toàn khi lái xe.
Ngoài ra, không thể không nhắc đến hoa Chăm-pa, linh hồn và biểu tượng của vùng đất Lào. Mỗi dịp tết Bupimay về, người dân Lào thường kết từng vòng hoa Chăm-pa cài trên tóc hoặc làm vòng đeo cổ để cầu mong điều may mắn, tốt lành sẽ đến trong năm mới.
Mỗi dịp tết Bupimay về, người dân Lào thường kết từng vòng hoa Chăm-pa cài trên tóc hoặc làm vòng đeo cổ để cầu mong điều may mắn, tốt lành sẽ đến trong dịp năm mới.
Khách đến chơi nhà trong dịp Tết sẽ được gia chủ cài hoa Chăm-pa trên ngực áo, thể hiện sự cầu chúc hạnh phúc và sức khỏe. Những đôi trai gái yêu nhau thường trao tặng những bông hoa Chăm-pa để nói lên tình yêu tha thiết, thủy chung của mình.
3. Người dân Campuchia thích trưng nhánh hoa mơ trong nhà để cầu mong tài lộc, may mắn
Khác với Việt Nam, Campuchia đón lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer, gọi là Tết Chol Chnam Thmay. Đây là dịp để người dân Khmer gửi gắm ước mơ hạnh phúc, bày tỏ lòng hướng thiện, sự biết ơn đối với tổ tiên và những người có công lao với dân tộc.
Người dân Campuchia thường trưng nhánh hoa mơ trong nhà để cầu mong tài lộc, may mắn.
Trong dịp Tết Chol Chnam Thmay, người dân Campuchia thường trưng nhánh hoa mơ để cầu mong tài lộc, may mắn. Họ tin rằng, hoa mơ có thể dự đoán sự nghiệp, thời vận làm ăn trong năm mới. Nếu cây trổ bông nhiều thì có nghĩa việc kinh doanh sẽ thịnh vượng và phát triển hơn.
4. Nhật Bản sử dụng hoa Mochibana thay cho hoa anh đào
Tuy đón Tết dương lịch nhưng Người Nhật cũng coi hoa đào, hoa mai là hai loài hoa biểu tượng cho năm mới. Ngoài ra, người Nhật còn có thêm biểu tượng hoa anh đào, nhưng do thời tiết khắc nghiệt, hoa thường không nở được.
Nhật Bản sử dụng hoa Mochibana thay cho hoa anh đào.
Vì vậy, người Nhật phải tìm tới một giải pháp khác, đó là làm hoa giả Mochibana. Từ những khối bột gạo nếp được nhào với nước, thêm sắc hồng hoặc xanh lá màu thực phẩm, họ nặn những nhúm nhỏ thành nụ anh đào tươi thắm ngày xuân.
Họ trưng những cành hoa Mochibana trong nhà, "giả vờ" xem đó là những nụ đào chưa nở được hái mang về với mục đích cầu mong sự may mắn, tình yêu, sự thành công và thịnh vượng.
5. Thiên đường hoa lan, cúc, hồng tại Thái Lan vào dịp Tết Songkran
Thiên đường hoa lan, cúc, hồng tại Thái Lan vào dịp Tết Songkran.
Thành phố Chiang Mai được mệnh danh "đóa hồng phương Bắc" của Thái Lan không chỉ bởi nét đẹp văn hóa, cảnh quan kỳ vĩ mà còn vì màu sắc của những lễ hội mang lại. Trong đó phải kể đến "Lễ hội hoa" vào dịp Tết cổ truyền Songkran, là một trong ba lễ hội độc đáo nhất ở vùng này.
Chiang Mai có rất nhiều loài hoa đẹp như: hoa cúc vàng long trọng, cúc trắng kiêu sa, chính là biểu tượng của sự trường tồn, phúc lộc; hoa hồng Damask nổi tiếng với hương thơm ngào ngạt, biểu trưng cho tình yêu và vẻ đẹp hoàn mỹ.
Hoa hồng Damask nổi tiếng với hương thơm ngào ngạt, biểu trưng cho tình yêu và vẻ đẹp hoàn mỹ.
Nhưng đẹp nhất ở lễ hội hoa nơi đây chính là hoa lan, một loài hoa gần như trở thành biểu tượng của thành phố Chiang Mai với đa dạng sắc màu và mang ý nghĩa ấm no sung túc.
6. Singapore thường trưng rất nhiều loại cây như hoa mơ, cây kim quất, hoa thủy tiên, hoa hướng dương, hoa cà tím
Hoa thủy tiên tượng trưng cho tài lộc.
Người Singapore (do hầu hết là dân số gốc Hoa) thường trưng những loại cây, hoa như: hoa mơ - tượng trưng cho may mắn và hoa thủy tiên, cây kim quýt - tượng trưng cho tài lộc.
Không những vậy, họ còn thích trưng bày hoa hướng dương nhằm cầu mong một năm mới tốt lành và cắm hoa cà tím với ý nghĩa mọi vết thương của năm cũ đều sẽ được chữa lành.
Tổng hợp từ nhiều nguồn
Helino