MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thạc sĩ 25 tuổi bị nhồi máu cơ tim tử vong: BS khuyên điều cần làm khi có người đau tim

04-01-2019 - 09:42 AM | Sống

Bệnh tim là một trong những căn bệnh gây tử vong đáng sợ nhất vì người bệnh không tự xử lý được và người nhà không kịp trở tay. Đây là lời khuyên quan trọng bạn nhất định phải nhớ.

Bài viết này của bác sĩ Trần Lập Dĩnh, Phó Trưởng khoa CCU, Bệnh viên An Trinh Bắc Kinh (TQ) gửi đến bạn thông tin đau lòng về ca bệnh nhồi máu cơ tim của một thạc sĩ trẻ và những cảnh báo và lời khuyên giúp bạn có thể cứu sống người khác và tự cứu chính mình trong trường hợp khẩn cấp, đừng bỏ lỡ thông tin dưới đây.

Cách đây không lâu, thông tin về một thạc sĩ làm việc tại Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân (TQ) mới chỉ 25 tuổi, vừa mới đi làm việc được một năm đã chết tại nhà vì bệnh nhồi máu cơ tim mà không kịp cấp cứu đã khiến bất kỳ ai nghe tin cũng đều cảm thấy sốc.

Trong những năm gần đây, những triệu chứng của bệnh ngừng tim, nhồi máu cơ tim và đột tử do sức khỏe tim mạch không đảm bảo đã xuất hiện nhiều hơn ở những người trẻ, bệnh nhân ngày càng trẻ hóa và tử vong quá bất ngờ.

Một khi có cơn nhồi máu cơ tim đã xảy ra, phương pháp sơ cứu chính xác chính là giải pháp có thể chạy đua với thời gian để cứu sống nạn nhân!

Thạc sĩ 25 tuổi bị nhồi máu cơ tim tử vong: BS khuyên điều cần làm khi có người đau tim - Ảnh 1.

Những triệu chứng nào cần thực sự theo dõi nghiêm túc?

Nếu các triệu chứng như tức ngực, đau ngực, thở gấp, khó thở, v.v., thì đừng ngần ngại suy nghĩ, ngay lập tức nên gọi điện thoại cấp cứu đưa bệnh nhân hoặc những người xung quanh đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Vị trí đau trong nhồi máu cơ tim cấp chủ yếu ở xương ức sau và vùng trước tim. Khoảng 30% bệnh nhân bị đau ngực có thể lây lan dưới sườn hoặc bụng trên và dễ bị chẩn đoán nhầm là đau dạ dày. Nó cũng có thể đi kèm với đau ở vùng cổ, cổ họng và lưng.

Ngoài ra, từng có một số bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp không có triệu chứng đau ngực và chứng nhồi máu cơ tim không đau. Trên thực tế, nhiều bệnh nhân có các triệu chứng cảnh báo nhanh thoáng qua trước khi bị nhồi máu cơ tim, như tức ngực, khó thở, thở gấp, đổ mồ hôi, v.v ... Nếu bạn chú ý, bạn có thể tìm thấy những thay đổi điện sinh lý sớm khi bạn làm điện tâm đồ.

Thạc sĩ 25 tuổi bị nhồi máu cơ tim tử vong: BS khuyên điều cần làm khi có người đau tim - Ảnh 2.

Phương pháp tự lực, chạy đua với thời gian để cấp cứu người xung quanh và chính mình

Chúng ta nên làm gì nếu có người thân bị nhồi máu cơ tim?

1. Giúp bệnh nhân nằm thẳng và nghỉ ngơi ngay lập tức và không cho sử dụng gối kê đầu, cố gắng thư giãn đường thở và nhanh chóng gọi xe cấp cứu hoặc dịch vụ cấp cứu để được giúp đỡ.

2. Sắp xếp người trả lời số điện thoại khẩn cấp để đảm bảo liên lạc thông suốt và chuẩn bị hướng dẫn xe cứu thương đến.

3, Đừng để cho người bệnh di chuyển, hoặc đi vệ sinh.

4. Chuẩn bị sẵn giấy tờ tùy thân, thẻ bảo hiểm y tế và thẻ căn cước để tiện lợi khi xuất trình giấy tờ cấp cứu.

5, Quan sát và thông báo cho bác sĩ để làm rõ tình trạng trước đó của bệnh nhân với các bác sĩ tiến hành cấp cứu, cho biết hoặc miêu tả lại các triệu chứng quan trọng nhất.

6, Nghe tư vấn của bác sĩ cấp cứu và gửi bệnh nhân đến bệnh viện có khả năng điều trị cấp cứu tim mạch.

7, Nếu phải ký xác nhận, nên được quyết định nhanh chóng, đừng ngần ngại, đừng trì hoãn, đừng ngại chịu trách nhiệm.

Điểm cuối cùng cũng là quan trọng nhất nếu các triệu chứng về bệnh tim xảy ra: Hãy chắc chắn gọi số điện thoại cấp cứu, gọi xe cứu thương ngay lập tức!

*Theo Health/Sohu


Theo Vân Hồng

Trí thức trẻ

Trở lên trên