Thạc sĩ nghỉ việc phụ vợ Tây chăm con: Tiền nong lo từ A-Z, tái mặt vì “nóc nhà” mua 4 máy lọc không khí vì khác kiểu dáng
Chàng thạc sĩ quan điểm kiếm tiền nuôi vợ con để những người mình yêu thương có cuộc sống thoải mái - không cần lo nghĩ về tiền!
- 14-10-2023Chuyển nhà xuyên nước Mỹ để có việc làm, 7 ngày sau nữ thạc sĩ sốc khi nhận thông báo từ sếp
- 25-09-2023Nữ thạc sĩ ngân hàng mất 4,4 tỷ đồng vì chiêu thức “lấy lòng” không ngờ, kẻ lừa đảo đắc ý để lại lời nhắn “bằng cấp càng cao càng dễ bị lừa”
- 21-09-2023Thạc sĩ 35 tuổi nhảy việc đến 30 lần vẫn thất nghiệp: Không có công việc lương thấp, chỉ là bạn chưa có giá trị
Không mới cũng chẳng cũ, nhưng chuyện tài chính gia đình do đàn ông đảm đương hay phụ nữ cùng chồng gánh vác luôn khiến người ta phải bối rối khi đưa quan điểm. Vì nghiêng bên nào cũng chẳng đúng!
Nhưng sẽ thế nào nếu bạn lấy được một người đàn ông có khả năng thay mình gánh vác tài chính, lo toan chuyện nhà cửa và bạn dần trưởng thành hơn vì hành động của người đó thay vì lời nói.
Đó là câu chuyện của gia đình Minh Nhật (SN 1994) và Kira (SN 1997), cặp đôi chồng Việt vợ Nga. Kinh tế trong gia đình Nhật và Kira do một mình Nhật lo toan. Chàng thạc sĩ quan điểm kiếm tiền nuôi vợ con để những người mình yêu thương có cuộc sống thoải mái - không cần lo nghĩ về tiền.
Tuy nhiên, hẳn sẽ có lúc người gánh vác sẽ cảm thấy mệt mỏi và không dám chia sẻ với vợ những khó khăn kinh tế vì… sợ vợ lo. Cặp vợ chồng trẻ Việt - Nga cũng từng rơi vào tình huống tương tự, để rồi từ đó Nhật và Kira dần rút ra nhiều bài học cho chính hôn nhân của mình.
Đưa vợ tiền thoải mái mua sắm, gặp sự cố tài chính vẫn “cắn răng" chịu trận một mình
Từ yêu nhau đến kết hôn là chặng hành trình gần 3 năm - không ngắn cũng chẳng dài nhưng Minh Nhật và Kira vẫn gặp một vài trắc trở. Như việc khác biệt về văn hóa, tư duy và lối sống, hay lời khuyên răn từ ba mẹ vì biết bao câu chuyện đổ vỡ của các cặp đôi Việt - Tây,...
Bỏ qua những rào cản đó, cả hai kết hôn từ 2021. Hiện tại cặp đôi đã có bé đầu lòng 10 tháng tuổi Misha và cuộc sống hôn nhân có đôi chút “lầy lội” và vui vẻ.
Minh Nhật sang Nga định cư từ năm 6-7 tuổi, học lên Thạc sĩ và quay trở về Việt Nam làm việc. Hiện tại, công việc chính của Minh Nhật là sáng tạo nội dung, quản lý và kinh doanh một công ty chuyên về marketing, ngoài ra còn đầu tư tài chính. Còn Kira là một mẫu ảnh tự do và sản xuất nội dung trên kênh TikTok chính với mức thu nhập khá cao, song có phần không quá ổn định, nhất là khi cô trở thành vợ và mẹ bỉm sữa gần 1 năm nay.
Ngay từ khi bắt đầu mối quan hệ, Minh Nhật luôn có quan điểm rằng tiêu tiền cho những người mình yêu thương, trân trọng thì không có gì phải nghĩ: “Là đàn ông thì việc đó là đương nhiên, và khi tiêu tiền như thế nó khiến mình cảm thấy hạnh phúc và càng có động lực kiếm tiền hơn”! Vậy nên Kira gần như không có áp lực tài chính gì, kể cả khi thu nhập của cô không ổn định thì vẫn có sự hậu thuẫn của chồng cho việc chi tiêu và mua sắm của mình.
Trước khi tiến tới hôn nhân, việc đầu tiên Minh Nhật và Kira làm là công khai các khoản thu nhập của nhau. Vì theo như Nhật chia sẻ, “để vợ biết được tình hình tài chính của mình thế nào thì sẽ yên tâm hơn. Tụi mình cũng thống nhất Nhật là người nắm quản lý tiền nong trong gia đình vì có phần am hiểu, chi tiêu cũng tính toán kỹ càng và có chừng mực. Sau đó là việc chia sẻ cùng nhau tất cả mọi chuyện, từ cuộc sống đến công việc, hạnh phúc hay khó khăn để cả hai biết và thông cảm với nhau”.
Dù tính toán kỹ lưỡng nhưng khi có biến xảy ra mới “thấm". Trong 2 năm kết hôn, Nhật có một lần rơi vào khủng hoảng tài chính vì công việc gặp khó khăn.
“Lượng tiền mình dùng để xử lý khủng hoảng công việc khá lớn, nó gần như chiếm gần hết khoản tiền để chi tiêu của tụi mình. Nhưng mình lại không dám nói với Kira vì sợ vợ lo. Mình cứ im im, xong vừa stress tiền nong, vừa áp lực vì sợ khi đó vợ có nhu cầu gì thì mình lại không thể đáp ứng, khoản tiền cho giải trí cũng hạn chế không dám tiêu.
Thật sự lúc đó mình đã rơi vào tình trạng nhắm mắt tiêu bừa, có cả lo lắng lẫn mệt mỏi nếu khi đó vợ hỏi tiền” , Nhật bối rối với khả năng xoay xở lúc đó, và chọn cách âm thầm giải quyết chứ không nói với vợ. Để rồi Kira vẫn hồn nhiên, tiêu tiền như mọi khi và không nghĩ gì nhiều.
Đợi đến khi công việc thuận buồm xuôi gió, giải quyết xong rồi thì Nhật mới nói với Kira về cái khó của mình. Nhận được sự động viên từ vợ, Kira cũng bày tỏ rằng nếu có khó khăn thì nên nói ra để cô còn biết tiết chế lại chi tiêu. Vì dù sao đó cũng là trách nhiệm của đôi bên trong viện vun đắp sự an toàn về tài chính.
“Sau lần đó, lâu lâu Kira lại hỏi mình về công việc dạo này thế nào, để ý hơn đến thu chi của chồng và hạn chế mua sắm hơn hẳn. Mình chỉ nghĩ sao không nói ra sớm hơn để nhẹ gánh chứ sao gồng mãi được!” , Nhật chia sẻ rất tự hào khi vợ biết lắng nghe và hiểu cho chồng.
Đồ cho con mua về không dùng chất thành kho trong nhà: Tài chính cạn kiệt .
Từ khi thẳng thắn hơn với nhau về tài chính, đến tận khi có con thì Nhật và Kira mới tiếp tục gặp khủng hoảng. Và lần này, cả hai cùng nhau đối mặt nhưng vẫn có phần hơi “chênh vênh”.
Cặp vợ chồng trẻ đã chuẩn bị tài chính rất kỹ càng cho việc sinh em bé và nuôi em 3 tháng đầu. Từ quá trình chăm sóc thai sản, đến sinh nở đều được kế hoạch hóa, lên danh sách các hạng mục cần tiêu như: Tiền đi sinh, chăm sóc hậu sinh sản, mua sắm vật dụng, y tế, thuốc bổ, các thiết bị thông minh hỗ trợ mẹ và con,... “Nói chung là ti tỉ thứ. Và tụi mình rất rất tự tin về khả năng tiền bạc khi đó, thậm chí có suy nghĩ sẽ nuôi em một cách nhẹ nhàng. Nhưng không ngờ, khi thực sự bước vào giai đoạn trước và sau sinh mới thấy, mọi tính toán chỉ là lý thuyết mà thôi” , Nhật khá bất ngờ với việc sinh một em bé lại có thể tốn kém như vậy!
Theo chia sẻ từ ông bố trẻ này, thì: “Riêng tiền đi sinh của vợ đã tiêu tốn 1 khoản không nhỏ khi lúc đó mình chỉ nghĩ phải chọn một nơi sinh thật VIP, chẳng kém gì khách sạn 5 sao, và có giá gấp 10 lần những nơi khác. Nhưng dịch vụ nhận về lại chẳng như mong đợi. Kira cũng phàn nàn về sự hoang phí lúc đó. Có thể nói đây là khoản chi mà tụi mình chắc chắn sẽ không có lần thứ 2.
Tiếp đến là 3 tháng sau sinh, mình quyết định nghỉ hết các công việc để phụ vợ chăm con. Phụ nữ sau sinh rất cần chỗ dựa về tinh thần, con quấy khóc cả ngày đêm khiến cả 2 đều mệt mỏi nên mình quyết định ở nhà luôn. Công việc lúc đó cũng gần như là không làm gì. Tiền thì cứ tiêu liên tục mà không có nguồn thu. Nhìn số tiền trừ dần khiến mình khá lo lắng”.
Minh Nhật cũng chia sẻ thêm về khả năng mua sắm của vợ mình lúc đó. “Những đồ đạc sắm cho mẹ và bé rất nhiều, đủ các loại máy móc trên đời được Kira sắm về. Đỉnh điểm có lúc Kira mua đến 4 cái máy lọc không khí, trong khi ở nhà cũng đang có sẵn 2 chiếc chỉ vì thiết kế khác. Mình cũng ‘đứng hình’ với lý do này, nhưng rồi nghĩ thôi mua rồi thì dùng thôi chứ biết sao giờ.
Rồi quần áo, bỉm sữa, phụ kiện cho con,.. có thể nói là không thiếu gì. Mua về có rất nhiều cái không dùng, thậm chí có thể chất thành kho trong nhà. Nhưng mình cũng biết được tất cả là vì con nên thay vì hạn chế vợ mua sắm, thì mình nghĩ cố gắng kiếm tiền vẫn hơn”.
Đến khi thấy tài chính chuẩn bị cho con ở mức báo động, Nhật cũng quay trở về với công việc và đầu tư thêm để kiếm tiền. Vì quan điểm của anh là ưu tiên đầu tư để tiền đẻ ra tiền thay vì tiết kiệm. Thường thì trong quỹ tài chính của mình, Minh Nhật chỉ dành ra khoảng 10% tiền mặt để gửi tiết kiệm phòng cho trường hợp khẩn cấp; 60% dành để đầu tư và chia nhỏ thành nhiều mảng; số còn lại 30% thì để chi tiêu trong gia đình.
Quan điểm về mua sắm của gia đình trẻ này cũng khá thú vị: Đồ đắt nhất chưa chắc là phù hợp nhất, tuy vậy đã mua cho trẻ sơ sinh dùng thì nhất định phải tìm hiểu thật kỹ. Có thể không cần là đồ hiệu, đồ sang nhưng nhất định phải là đồ phù hợp. Và chỉ khi mua đủ, trải nghiệm nhiều mới có thể rút ra được đâu là “chân ái”. Vậy nên những sai lầm từ việc mua sắm cho bé đầu sẽ là khoản đầu tư để rút kinh nghiệm cho bé thứ hai.
Sau khi có bé đầu lòng, Nhật và Kira cũng rút kinh nghiệm hơn cho việc chuẩn bị sinh bé tiếp theo. Vì như cách Nhật chia sẻ, rằng chỉ khi có con mới biết là tiêu như thế nào thì hợp lý, có những khoản tiền nào nhất định phải dành riêng, những khoản nào có thể phung phí nhưng nằm trong tầm kiểm soát,.. “Dù lên kế hoạch chi tiết cỡ nào thì khi vào thực chiến vẫn có vấn đề phát sinh thôi. Cái mình cần chuẩn bị vẫn luôn là tâm lý sẵn sàng đối mặt và sự thông cảm, thấu hiểu đối phương!”.
Phụ nữ mới