MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thảm cảnh trung tâm mua sắm ở Mỹ: Nhiều nơi bị ví như ‘zombie’, mất gần 100% giá trị

27-11-2023 - 19:58 PM | Tài chính quốc tế

Nước Mỹ có hàng trăm trung tâm mua sắm ‘zombie’.

Thảm cảnh trung tâm mua sắm ở Mỹ: Nhiều nơi bị ví như ‘zombie’, mất gần 100% giá trị - Ảnh 1.

Trung tâm mua sắm Berkshire từng đông đúc tới mức các con đường dẫn đến bãi đậu xe ùn tắc liên tục. Thanh thiếu niên vùng lân cận thường đổ xô đến đây sau mỗi giờ tan học, tụ tập tại khu ăn uống hoặc trò chuyện rôm rả quanh đài phun nước trước sân.

Ngày nay, bãi đậu xe Berkshire có tới 5 hố sụt, một hố sâu đến mức người dân có thể nhìn thấy mạch nước chảy ngầm bên dưới. Tuần trước, ngay trước thềm ngày mua sắm Black Friday, ban quản lý trung tâm cố gắng khắc phục tình trạng tắc cống khiến nước thải tràn lên cả lối đi.

“Nơi đây đã phát triển mạnh mẽ trong ít nhất 3 thập kỷ. Thật buồn khi thấy cảnh hiện tại”, Michele Bare, quản lý quận Wyomissing, cho biết.

Nước Mỹ có hàng trăm trung tâm mua sắm ‘zombie’ như Berkshire. Theo công ty nghiên cứu bất động sản Green Street, những căn hộ cũ, cấp thấp đã mất ít nhất một nửa giá trị và trong một số trường hợp, thậm chí là 70% kể từ thời kỳ đỉnh cao nhất cuối năm 2016. Lúc này, chủ sở hữu thường ngừng thanh toán các khoản thế chấp và tìm cách thương lượng lại với người cho vay.

Đó là lúc Namdar Realty & Mason muốn tham gia thương vụ. Họ kiếm tiền bằng cách mua lại các trung tâm thương mại với giá rẻ, sau đó duy trì hoạt động. Bà Michele Bare cho biết cộng đồng sẽ được hưởng lợi nếu Berkshire trở thành nơi giá trị hơn, chẳng hạn như tích hợp nhà ở, văn phòng y tế hoặc không gian giáo dục.

“Bất kỳ đề xuất nào cũng sẽ tốt hơn một trung tâm mua sắm đổ nát”, bà nói.

Thảm cảnh trung tâm mua sắm ở Mỹ: Nhiều nơi bị ví như ‘zombie’, mất gần 100% giá trị - Ảnh 2.

Nước Mỹ có hàng trăm trung tâm mua sắm ‘zombie’.

Được biết, Namdar Realty & Mason đã trả khoảng 95.000 USD thuế mỗi năm, ít hơn khoảng 86% so với mức hơn 660.000 USD mà chủ sở hữu trước đó đã phải chi trả. Tổ chức này hiện đang khám phá cơ hội liên doanh với một nhà phát triển khu dân cư cho một dự án thuộc khu trung tâm thương mại.

“Mục tiêu của chúng tôi là tăng thêm giá trị cho tài sản của mình. Chúng tôi luôn nỗ lực khắc phục mọi vấn đề về bảo trì cũng như quản lý”, đại diện Namdar Realty & Mason nói và cho biết hiện mới chỉ bán lại được 10 trong số hàng chục trung tâm thương mại khép kín đã mua kể từ năm 2012. Hiện cả 2 đang sở hữu khoảng 80 trung tâm thương mại.

“Hầu hết các trung tâm mua sắm đều không chết. Chúng chỉ thay đổi thôi”, Elliot Nassim, chủ tịch của Mason cho biết.

Vào tháng 6, Namdar Realty báo cáo lợi nhuận gộp là 86,7 triệu USD, tăng gần 8% so với cùng tháng năm ngoái. Các trung tâm thương mại của họ phần lớn đều đạt hiệu suất tốt khi người mua hàng quay trở lại sau đại dịch.

Thảm cảnh trung tâm mua sắm ở Mỹ: Nhiều nơi bị ví như ‘zombie’, mất gần 100% giá trị - Ảnh 3.

Sự phát triển của các trung tâm mua sắm ở Mỹ bùng nổ vào những năm 1960 và 1970, khi người dân rời thành phố để đến vùng ngoại ô. Các trung tâm mua sắm tập trung chủ yếu vào chuỗi cửa hàng bách hóa, bán mọi thứ từ quần áo, giày dép đến phụ tùng ô tô, đồ gia dụng, thiết bị làm vườn và sách.

Theo thời gian, các cửa hàng bách hóa bắt đầu mất thị phần vào tay các đối thủ cạnh tranh giá thấp, chẳng hạn như Staples và Home Depot. Đến giữa những năm 2010, doanh số bán hàng tiếp tục bị ăn mòn bởi thương mại điện tử. Theo Green Street, từ năm 2016 đến năm 2020, hơn 1.000 cửa hàng bách hóa đã đóng cửa trên khắp nước Mỹ. Khoảng 150 trung tâm thương mại khép kín đã thoái trào kể từ khi nguồn cung đạt đỉnh vào năm 2008.

Vào tháng 6, Crystal Mall được mua lại với giá 9,5 triệu USD dù trước đó được định giá ở mức 153 triệu USD vào năm 2012, tức mất tương đương gần 100% giá trị. Midway Mall ở Elyria, Ohio cũng được thâu tóm vào năm 2017 với giá 4,5 triệu USD.

Theo: WSJ

Theo Vũ Anh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên