MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thảm hoạ 'liều ăn nhiều' kiểu Masayoshi Son: 5 năm, rải lượng séc trị giá 140 tỷ USD cho 400 startup nhưng trắng tay, các cổ đông đã mất hết kiên nhẫn

09-02-2023 - 14:39 PM | Tài chính quốc tế

Thảm hoạ 'liều ăn nhiều' kiểu Masayoshi Son: 5 năm, rải lượng séc trị giá 140 tỷ USD cho 400 startup nhưng trắng tay, các cổ đông đã mất hết kiên nhẫn

Đến thời điểm này, các cổ đông đã có đủ, thậm chí thừa lý do để hoài nghi về chiến lược "liều ăn nhiều" của Masayoshi Son.

Tập đoàn Softbank và nhà sáng lập công ty Masayoshi Son đã dành 5 năm qua để viết những tấm séc trị giá 140 tỷ USD để nắm cổ phần tại gần 400 startup. Họ tin rằng chỉ cần ít nhất 1 trong số 400 startup đó thành công là đủ để mang lại khoản lợi nhuận khổng lồ cho các nhà đầu tư. Nhưng, với với tình hình tài chính ngày càng xấu đi, đã đến lúc Softbank nói cho những nhà đầu tư trung thành với họ về cú đặt cược lớn tiếp theo.

Trong 1 năm qua, Son đã cho các cổ đông rất nhiều lý do để họ hoài nghi và trong thông báo kết quả kinh doanh mới nhất, việc này lại lặp lại. Các quỹ Vision đã thua lỗ tổng cộng 5 tỷ USD trong quý 4 của năm ngoái và họ hầu như đều thua lỗ kể từ khi thành lập. Vision Fund 1 của Son được ra mắt vào năm 2017 đã chứng kiến tài sản tăng 11 tỷ USD, từ mức 89,6 tỷ USD, mức tăng khiêm tốn 12%. Tuy nhiên, Vision Fund 2 – thành lập 2 năm sau đó, lại cho thấy tài sản giảm 16,7 tỷ USD từ mức 49,9 tỷ USD. Điều tồi tệ là, trong khi Softbank chỉ nắm 1/3 cổ phần Vision Fund 1 – tức là quỹ đang hoạt động tốt hơn, thì họ lại sở hữu hoàn toàn Vision Fund 2.

Điều này đặt Son và đội ngũ quản lý của Softbank trong tình trạng khó khăn. Trong khi Vision Fund 1 sẽ hết thời hạn trong 6 năm thì Vision Fund 2 có thêm 3 năm để tìm ra khoản đầu tư chiến thắng. Đó không phải là quá nhiều thời gian để rổ đầu tư này để có thể đạt được giá trị cao và cung cấp lợi nhuận tốt hơn cho các nhà đầu tư.

Hiện tại, Vision Fund 2 còn khoảng 6,5 tỷ USD để chi tiêu và Giám đốc Vision Fund Navneet Govil nói với Bloomberg rằng tập đoàn có thể bổ sung thêm tiền cho quỹ thứ 2 hoặc mở them 1 quỹ nữa. Tuy nhiên, việc bắt đầu một quỹ thứ 3 và chờ đợi trong 6 năm không khác gì một con bạc khát nước liên tục thua lỗ tiếp tục hy vọng rằng cú đặt cược tiếp theo sẽ khiến anh ta trở nên giàu có.

Mua lại cổ phiếu là tất cả những gì Softbank có thể làm bây giờ.

Các quỹ Vision phần lớn đã kiệt quệ và các nhà quản lý cũng có quyền lực giới hạn về việc khi nào các công ty trong danh mục “thoát hàng” – dù là bằng IPO hay thâu tóm. Dĩ nhiên, Softbank không chỉ là một doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm. Họ còn là chủ sở hữu một tập đoàn viễn thông Softbank và vẫn là cổ đông đáng kể tại Alibaba nhưng họ cũng không thể làm gì hơn việc vượt qua những thăng trầm ở cả 2 công ty này.

Mọi thứ đang đổ dồn vào chi nhánh chất bán dẫn ARM Limited – đơn vị vẫn đang có hy vọng có thể niêm yết trên thị trường nước ngoài hoặc được mua lại. Ngoài thay đổi nào đó có thể xảy ra với ARM, điều tốt nhất Son và phụ tá thân cận của ông là CFO Yoshimitsu Goto có thể cân nhắc là làm sao để tiêu tiền đúng cách, giúp nâng giá cổ phiếu của công ty. Và nếu hết tiền, họ sẽ cần huy động thêm.

Chiến lược này đã được thực hiện, với 4 tỷ USD chi cho việc mua lại cổ phiếu vào giai đoạn quý 4 giúp cổ phiếu tăng 15% - mức tăng tốt nhất trong 2 năm. Hồi tháng 1, họ cũng nộp hồ sơ bán 1,5 nghìn tỷ yên (11,5 tỷ USD) trái phiếu.

Dẫu vậy, chưa thể nói chắc chắn việc làm đó sẽ mang lại kết quả. Tất cả các mảng kinh doanh khác có thể vẫn là một lực cản đối với tâm lý cổ đông do nhiều cơn gió ngược mà nền kinh tế trong nước phải đối mặt. Chi nhánh viễn thông tiếp tục chịu đợt sụt giảm và tốc độ tăng trưởng quảng cáo tại Line và Yahoo Nhật Bản vẫn đang gặp khó khăn. Nhiều nhà đầu tư có thể thích chuyển tập trung sang những công ty có nhiều khả năng lợi nhuận hơn như tài chính và thực phẩm.

Cũng cần phải khẳng định rằng, Vision Fund không phải là sai lầm. Tuy nhiên, những nhà đầu tư vào đây cần phải được cung cấp thêm lý thật thích đáng để kiên nhẫn thêm 1 chút nữa trước khi từ bỏ và ném tiền của họ vào nơi khác.

Nguồn: Bloomberg

Theo Phương Linh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên