Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục mới
Các chuyên gia kinh tế nói rằng tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu Mỹ nhiều khả năng sẽ chững lại trong những tháng tới khi mà nhu cầu tiêu dùng của Mỹ hạ nhiệt.
- 05-10-2021Phát hiện mới của Mỹ về kháng thể vaccine Pfizer
- 04-10-2021Cước vận tải biển Mỹ - Trung lao dốc
- 04-10-2021Giáo sư tài chính Mỹ: Phố Wall đang đứng bên bờ vực của một quý "đau đớn bất thường"
Thâm hụt thương mại Mỹ tháng 8 tăng lên mức cao kỷ lục khi mà người tiêu dùng Mỹ tiếp tục quan tâm đến hàng hóa nhập khẩu ví như các sản phẩm dược phẩm, đồ chơi và quần áo, theo tin từ Wall Street Journal.
Bộ Thương mại Mỹ vào ngày thứ Ba cho biết thâm hụt thương mại hàng hóa dịch vụ Mỹ tháng 8 tăng lên mức 73,3 tỷ USD từ mức 70,3 tỷ USD của tháng 7 khi mà biến chủng delta lây lan mạnh, ngoài ra, nhiều yếu tố liên quan đến nguồn cung gây ra nhiều sức ép lên thương mại toàn cầu.
Thâm hụt thương mại Mỹ tháng 8 như vậy cao hơn kỷ lục trước 73,2 tỷ USD vào tháng 6. Nhập khẩu hàng hóa Mỹ tháng 8 tăng 1,4% lên 287 tỷ USD đồng thời là một mức kỷ lục, nó phản ánh cho việc nhu cầu tiêu thụ hàng hóa dịch vụ của Mỹ tăng lên, ngoài ra nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng nhập mạnh các sản phẩm hàng hóa công nghiệp.
Khi mà nhiều nền kinh tế trên khắp thế giới đang hồi phục từ sau khi các biện pháp hạn chế thời kỳ đại dịch COVID-19 được gỡ bỏ, xuất khẩu của Mỹ tăng trưởng 0,5% lên 213,7 tỷ USD, tăng 0,5% so với tháng 7.
Các chuyên gia kinh tế nói rằng tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu Mỹ nhiều khả năng sẽ chững lại trong những tháng tới khi mà nhu cầu tiêu dùng của Mỹ hạ nhiệt.
Chuyên gia kinh tế cao cấp tại Capital Economics, ông Andrew Hunter, nhận xét: “Khi mà phần lớn các nền kinh tế trên thế giới vẫn tụt lại so với Mỹ trong quá trình phục hồi từ đại dịch COVID-19 và tăng trưởng tiêu dùng nội địa chững lại, chúng ta vẫn tin rằng tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa sẽ theo kịp nhập khẩu”.
Dù rằng xuất nhập khẩu của Mỹ vẫn tiếp tục tăng trưởng trong tháng 8, những vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn tiếp tục. Khi mà tình trạng thiếu các sản phẩm bán dẫn đã buộc các hãng ô tô phải thu hẹp quy mô sản xuất, xuất khẩu các loại phương tiện đi lại và phụ tùng ô tô giảm 8% còn nhập khẩu giảm 5,2%.
Viện dẫn đến lý do thiếu chụp và hàng tồn kho quá thấp, hãng xe General Motors vào tuần trước công bố doanh số bán ô tô tại Mỹ giảm 33% trong quý 3.
Theo đại diện của ngành vận tải Mỹ, tình trạng tắc nghẽn tại các cảng và thiếu lao động vẫn tiếp tục gây ra tắc nghẽn hoạt động thương mại liên biên giới.
Hiệp hội Vận tải Quốc tế và đại diện nhiều hiệp hội ngành khác trong tháng trước đã gửi thư lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc kêu gọi về giải pháp cho vấn đề này. Lá thư có đoạn viết: “Chúng tôi đang chứng kiến tình trạng gián đoạn chưa từng thấy, tình trạng trì hoãn cung cấp hàng hóa trên toàn cầu và thiếu nhiều loại hàng hóa thiết yếu khác ví như hàng điện tử, thực phẩm, nhiên liệu hay trang thiết bị y tế”.
Thâm hụt thương mại Mỹ - Trung Quốc tăng lên mức 31,7 tỷ USD trong tháng 8, chênh lệch lớn nhất tính từ tháng 7/2019 từ mức 28,6 tỷ USD của tháng trước đó. Xuất khẩu giảm còn nhập khẩu vẫn tiếp tục tăng.
Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai vào ngày thứ Hai tuyên bố nước Mỹ sẽ bắt đầu đối thoại với Trung Quốc liên quan đến vấn đề tuân thủ thỏa thuận thương mại hai chiều mà Mỹ và Trung Quốc từng ký kết vào năm ngoái dưới thời chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Trung Quốc hiện vẫn đang chưa thực hiện được cam kết tăng mạnh nhập khẩu hàng hóa thành phẩm và nhiều sản phẩm khác từ Mỹ.
Nhịp sống doanh nghiệp