Thấm: Người thân không nên quá gần gũi hay dính líu đến lợi ích - nợ nần, tốt nhất nên lập ranh giới rõ ràng!
Mối quan hệ dù thân thiết đến mấy cũng cần phải có ranh giới. Trong thực tế cuộc sống, luôn có những người nhân danh người thân mà vượt qua ranh giới.
- 22-12-2024Khi bị hỏi vay tiền, người EQ cao chỉ cần nói 3 câu này không lo sứt mẻ tình cảm, lại chẳng sợ tiền cúp đuôi đi mất
- 10-12-2024Cuối năm bị hỏi vay tiền, người khôn khéo từ chối bằng 4 câu nói: Bảo vệ chính mình mà không mất lòng ai
- 28-11-2024Lần đầu đến ngân hàng vay tiền, ông lão nghèo bất ngờ được nhân viên thông báo: Ông đang ‘‘nợ xấu’’ hơn 174 triệu đồng!
Một cư dân mạng đăng trải nghiệm của mình kể về việc bản thân bị một người cô "giáo huấn" chỉ vì muốn tiếp tục học lên cao học và có xin thêm tiền từ bố mẹ, bởi lẽ theo người cô, sau khi tốt nghiệp đại học thì cần tự lập, không thể tiếp tục "ăn bám" bố mẹ được như vậy nữa, càng không nên học thêm lên cao như vậy.
"Đã đến lúc đi kiếm tiền thay vì đi học rồi cháu ạ."
"Trước tiên hãy trả lại cho bố tiền nuôi ăn học mấy năm đại học đi đã."
"Khi thanh toán, vui lòng gửi ảnh chụp màn hình vào trong nhóm gia đình này."
Giọng điệu có phần "độc đoán" khiến người ta cảm thấy khó chịu dù chỉ qua màn hình.
Cư dân mạng không hiểu tại sao người cô lại nói chuyện "gay gắt" như vậy trong khi họ là người một nhà.
Tác gia người nước ngoài Chu Quốc Bình đã viết trong cuốn sách có tên "Con người và sự vĩnh cửu" rằng: "Mọi tương tác đều có một giới hạn không thể vượt qua. Giới hạn này không rõ ràng, nhưng nó chắc chắn. Mọi rắc rối và xung đột đều phát sinh từ việc ai đó vô tình cố gắng vượt qua giới hạn này."
Người cô có thể cảm thấy rằng với tư cách là người lớn tuổi hơn, cô nên "dạy dỗ" người cháu của mình. Nhưng cô không nhận ra rằng chính bố mẹ của cư dân mạng đã ủng hộ việc để con đi du học. Nếu bố mẹ không cho rằng có điều gì sai vậy thì người cô cũng không có tư cách gì để chỉ trích.
Mối quan hệ dù thân thiết đến mấy cũng cần phải có ranh giới. Trong thực tế cuộc sống, luôn có những người nhân danh người thân mà vượt qua ranh giới.
Tôi từng xem câu chuyện của một cư dân mạng tên Nhi. Nhi có một người dì coi nhà của mình như khách sạn miễn phí và thường xuyên đến dù không được mời. Người dì không chỉ tự mình đến mà còn gọi cả một người chị họ xa của Nhi cùng tới, và lần nào, họ cũng khiến nhà cửa trở nên bừa bộn. Điều khó chấp nhận hơn nữa là người dì đã xin mẹ của Nhi chìa khóa nhà và từng đưa bạn bè đến ở nhà Nhi khi bố mẹ của cô không có ở nhà. Lâu dần, bố mẹ của Nhi cũng có ý kiến nhưng vì mẹ thương dì nên dù khó chịu, hai người vẫn cố nhắm mắt cho qua. "Mỗi lần dì ấy đến, tôi đều rất không vui, dì ấy luôn làm ra vẻ không bận tâm, giả vờ không để ý, thậm chí còn nói xấu tôi với mẹ tôi, gieo rắc mối bất hòa giữa tôi và mẹ tôi…"
Cách đây cũng có một bài đăng hot search: Chị tôi luôn gợi ý tôi mua đồ cho cháu trai và cháu gái. Chị gái của A có hai con, đều ba, bốn tuổi. Vì hoàn cảnh khó khăn của chị gái và anh rể, chi phí nuôi 2 con lại cao nên A thỉnh thoảng cũng mua đồ cho 2 đứa con của chị gái để giúp đỡ. Hầu như tháng nào A cũng chủ động mua một số quần áo, đồ ăn nhẹ, đồ chơi,… cho cháu trai, cháu gái và lì xì hiển nhiên là thứ không thể thiếu trong dịp Tết. Không ngờ dần dần, chị gái lại coi chuyện này là chuyện đương nhiên. Mỗi lần A đến nhà chị gái để thăm các cháu, cháu trai trước tiên sẽ hỏi A mang đồ ăn ngon gì cho chúng, chị gái thỉnh thoảng còn phàn nàn A mua quá ít.
Thậm chí, người chị còn nhiều lần bóng gió về kiểu dáng giày dép, quần áo mà mình muốn, thậm chí còn trực tiếp gửi link đồ chơi cho A và khuyến khích con trai xin đồ của dì, Lâu dần, A bắt đầu cảm thấy khó chịu.
Người xưa nói, tức nước thì vỡ bờ, khi một thứ gì đó phát triển đến một giai đoạn nào đó, nếu vượt quá giới hạn, vật cực tất sẽ phản.
Điều tương tự cũng xảy ra với một mối quan hệ. Hành động của người chị gái nếu còn tiếp tục, vậy thì mối quan hệ trở nên xấu đi chỉ còn là vấn đề thời gian.
Mỗi dịp Tết Nguyên Đán, đủ loại lời phàn nàn về người thân sẽ xuất hiện trên hot search, khiến mọi người bật cười.
"Công việc dạo này thế nào?"
"Đã tìm được ai chưa?"
"Thành tích học tập thế nào?"
"Có bao nhiêu tiền tiết kiệm rồi?"
…
Những câu hỏi như vậy khiến nhiều người bất lực và tức giận. Tuy nhiên, những người thân hỏi những câu hỏi này lại cảm thấy họ chỉ đơn giản là đang quan tâm. Nhưng đối với những người trẻ coi trọng ranh giới thì kiểu "quan tâm" này thực chất là làm phiền.
Triết gia Heraclitus đã nói: "Mọi trật tự trên thế giới đều bùng cháy ở một thời điểm nhất định và cũng tắt ngấm ở một thời điểm nhất định."
Tôi đồng ý sâu sắc với câu nói này. Mối quan hệ có thân thiết đến đâu, người thân cũng nên chú ý đến cách tương tác và có ranh giới rõ ràng trong hành động để duy trì mối quan hệ hài hòa.
Vậy làm thế nào để chúng ta nắm bắt được sự cân bằng giữa những người thân với nhau?
Một nhà sáng tạo nội dung từng chia sẻ như sau: " Họ hàng không nên quá gần gũi, cũng không nên quá cách xa mà nên thường xuyên tương tác với nhau, không dính líu đến lợi ích hay nợ nần".
Càng thân thiết càng nên cố gắng không làm ăn chung hay có quá nhiều mối quan hệ tài chính.
Khi ở trong một gia đình lớn, đừng vươn tay quá xa, hãy làm việc của mình một cách thực tế và cố gắng trở thành người có thể gánh vác nhiều trách nhiệm hơn khi người thân gặp khó khăn, hãy giúp đỡ họ khi có thể
Nếu mọi người đều làm được điều này thì mối quan hệ giữa những người thân trong gia đình tự nhiên sẽ hòa hợp hơn, mối quan hệ sẽ ấm áp và bền chặt hơn.
Bằng cách này, chúng ta mới có thể cảm nhận được niềm hạnh phúc mà tình cảm gia đình mang lại. Hãy nhớ rằng, mọi người đều là nhân vật chính trong cuộc đời của chính mình, và việc lao vào và chỉ trỏ là đang làm phiền đến sân nhà của người khác.
Thanh niên Việt