Tham vọng của gia tộc Thái Lan đứng sau Big C Việt Nam, Nguyễn Kim
Central Group dự kiến dành 6,6 tỷ USD cho việc đầu tư trong 5 năm tới để mở rộng dấu ấn của mình trong lĩnh vực bán lẻ và phát triển bất động sản.
- 05-10-2021Là lão làng của ngành bán lẻ khi VinMart, Bách Hóa Xanh ra đời, vì đâu Big C bị cả 2 đàn em vượt mặt chỉ sau vài năm?
- 04-10-2021Bên trong Big C Hà Nội đầu tiên đổi tên mới, "lột xác" cỡ nào?
- 04-10-2021Khốc liệt thị trường bán lẻ Việt Nam: Thương hiệu Big C dần biến mất khi chủ mới tái cấu trúc, hàng loạt tên tuổi nội – ngoại liên tục bị đào thải trong chục năm qua
Đại dịch Covid-19 bùng phát đã tác động mạnh mẽ tới ngành bán lẻ thế giới, và tập đoàn Central Group (đứng sau Nguyễn Kim và Big C Việt Nam) - do gia tộc Thái Lan Chirathivat sở hữu cũng không ngoại lệ. Theo danh sách 50 người giàu nhất Thái Lan năm 2022, khối tài sản của gia đình này đã giảm gần 9% so với năm ngoái - xuống còn 10,6 tỷ USD.
Trong bối cảnh hầu hết các nước đã và đang dần quay trở lại với nhịp sống bình thường, Central Group đang nỗ lực lấy lại ánh hào quang của mình trong ngành như thời điểm trước đại dịch.
Tháng 12 năm ngoái, Central Group đã hợp tác với nhà bán lẻ Signa Holdings của Áo mua lại chuỗi cửa hàng bách hóa Selfridges lâu đời của Vương quốc Anh. Hợp đồng trị giá 4,5 tỷ USD này là một trong những thương vụ mua lại doanh nghiệp nước ngoài lớn nhất của Central Group, giúp tập đoàn sở hữu một thương hiệu mang tính biểu tượng, có tuổi đời hàng thế kỷ trên Phố Oxford nổi tiếng của London cùng với 17 cửa hàng khác. Ngoài ra, Central Group và Signa Holdings cũng đồng sở hữu danh mục các cửa hàng bách hóa sang trọng khác trên khắp châu Âu.
Không dừng lại ở đây, Central Group đã lên kế hoạch dành 6,6 tỷ USD cho việc đầu tư trong 5 năm tới để mở rộng dấu ấn của mình trong lĩnh vực bán lẻ và phát triển bất động sản ở trong nước cũng như trong khu vực.
Tos Chirathivat, CEO Central Group. Ảnh: Bloomberg
Central Retail hiện là mảng kinh doanh quan trọng nhất của Central Group với 72% doanh thu được tạo ra tại thị trường nội địa. Theo kế hoạch, Central Retail sẽ đầu tư khoảng 100 tỷ baht (tương đương 2,8 tỷ USD) trong 4 năm tới để mở rộng hoạt động kinh doanh bán lẻ của mình. Mục tiêu cuối cùng của công ty này là tăng doanh thu và vốn hóa thị trường lên 2,5 lần; quy mô thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao (EBITDA) tăng 3,5 lần vào năm 2026.
Năm 2021, năm thứ hai của đại dịch, doanh thu của Central Retail không đổi so với cùng kỳ năm trước đó, trong khi lợi nhuận ròng giảm. Nhưng trong quý đầu tiên của năm 2022, công ty đã báo cáo doanh thu tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái lên 56,3 tỷ baht (1,57 tỷ USD), trong khi lợi nhuận ròng tăng gần 190% lên 1,3 tỷ baht (36,2 triệu USD). Vốn hóa thị trường hiện tại của công ty là khoảng 207 tỷ baht (7,53 tỷ USD).
Trong khi đó, công ty bất động sản Central Pattana đã lên kế hoạch đầu tư 120 tỷ baht (3,34 tỷ USD) cho các dự án phức hợp bao gồm trung tâm thương mại, nhà ở, khách sạn và văn phòng trên 30 tỉnh của Thái Lan vào năm 2026. Doanh nghiệp này cũng đang tìm kiếm các thương vụ đầu tư mới vào Malaysia và Việt Nam. Cổ phiếu của Central Pattana đã tăng 6% kể từ tháng 6 năm ngoái, mặc dù cả doanh thu và lợi nhuận ròng đều giảm trong quý đầu tiên.
Người đồng hành