Tham vọng soán ngôi đồng USD của nhân dân tệ đối mặt nhiều “hòn đá tảng”
Từ những biến động tỷ giá cho đến trở ngại với dòng vốn xuyên biên giới, Trung Quốc vẫn gặp khó trong việc thuyết phục các đối tác thương mại thanh toán bằng đồng nhân dân tệ.
- 03-06-2024Tiết lộ bất ngờ: Elon Musk ‘mua hớ’ Twitter vì bị cụ ông 68 tuổi chơi xấu, đem nhau ra tòa vì ông chủ Tesla nợ 162 triệu USD mãi không chịu trả
- 02-06-2024Dự án siêu cảng 3,6 tỷ USD ở 'Thượng Hải của Nam Mỹ' gặp vấn đề: Mỹ ngại nhà thầu Trung Quốc vì một lý do
- 02-06-2024AI và bài học xe điện: Từ cuộc cách mạng đến 'cú lừa' của làng công nghệ, tốn 50 tỷ USD chỉ đem về 3 tỷ USD, càng làm càng lỗ
- 02-06-2024Cay đắng ví điện tử số 1 Trung Quốc: Chịu thiệt vì cuộc đấu đá khốc liệt của 185 ứng dụng thanh toán trực tuyến cho ‘miếng bánh’ 12 nghìn tỷ USD lớn nhất thế giới
Bất chấp quyết tâm của Bắc Kinh trong việc tăng cường sử dụng đồng nhân dân tệ trong thanh toán quốc tế, khảo sát mới cho thấy nhiều đối tác thương mại chưa sẵn sàng sử dụng đồng tiền này cho các giao dịch với Trung Quốc.
Theo báo cáo của Cross-Border Yuan Insight, khoảng 47,7% doanh nghiệp than gia khảo sát cho biết việc các đối tác thương mại của họ không quan tâm đến việc sử dụng đồng tệ trong thanh toán. Đây được xem là trở ngại chính cho thạm vọng mà Bắc Kinh hướng tới.
Trong số những người được hỏi, 1/3 tin rằng những vẫn đề vẫn chưa thay đổi so với một năm trước đó trong khi 11% tin rằng mọi thứ thậm chí còn tệ hơn.
Có tổng cộng 1.657 công ty tham gia khảo sát. Khoảng 71% trong số đó là doanh nghiệp tư nhân, 13% là doanh nghiệp quốc doanh và 15% là doanh nghiệp có vốn ngoại đang hoạt động tại Trung Quốc.
Kết quả khảo sát cũng phần nào phản ánh loạt thách thức mà Bắc Kinh đang phải đối mặt trong nỗ lực biến đồng tệ thành phương thức thanh toán toàn cầu, thách thức vị thế thống trị của đồng USD. Việc đồng bạc xanh trở thành phương thức thanh toán toàn cầu đã giúp Washington có những quyền lực đáng kể, đặc biệt trong việc áp đặt các lệnh trường phạt có khả năng làm tê liệt kinh tế và tiến hành các hình thức chiến tranh tài chính với các nước khác.
Chỉ số quốc tế hóa của đồng nhân dân tệ, vốn được đo lường bởi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, đã cải thiện kể từ năm 2009 nhưng vẫn thua xa đồng Euro và USD trong các thành toán thương mại quốc tế, giao dịch ngoại hối và dự trữ của các ngân hàng trung ương.
Cuộc khảo sát mới cho thấy những trở ngại khác với đồng tệ chính là nguy cơ biến động tỷ giá, chênh lệch lãi suất giữa đồng tệ và ngoại tệ cùng rào cản đối với dòng vốn xuyên biên giới. Hơn 63,84 người được hỏi cho rằng “sự phức tạp của chính sách” là trở ngại lớn nhất. 40% cho rằng sự khó khăn nằm ở “sự tương thích” với quy định của pháp luật cũng như “rào cản dòng vốn”.
George Lu, lãnh đạo một công ty thiết bị y tế châu Âu ở Đồng bằng sông Dương Tử, Trung Quốc, cho biết: “Nhiều nhà sản xuất phụ tùng gốc (original equipment manufacturers – OEMs) sẽ nhận thanh toán bằng USD từ các trụ sở tại nước ngoài sau khi trừ đi một khoản để trang trải chi phí sản xuất và vận hành bằng đồng tệ. Khoản dư ra sẽ được giữ trong ngân hàng và chuyển sang USD khi tỷ giá hối đoái thuận lợi”.
Kent Liu, một nhà sản xuất máy in kỹ thuật số có trụ sở tại Quảng Châu với các nhà máy ở châu Mỹ và Đông Nam Á, nói rằng khách hàng ở Đông Nam Á có xu hướng thanh toán bằng đồng tệ nhiều hơn nhưng hầu hết trong số họ là người gốc Hoa. Khách hàng ở các thị trường nước ngoài khác thích thanh toán bằng USD hơn vì đồng tệ chưa tỏ ra hữu ích cho đầu tư vào quốc gia của họ.
Trong quý 2 này, gần 80% doanh nghiệp tham gia khảo sát không có kế hoạch gia tăng thanh toán bằng đồng tệ.
Những điều này cho thấy công cuộc soán ngôi đồng USD của nhân dân tệ vẫn còn nhiều thách thức.
Tham khảo: SCMP
Nhịp sống Thị trường