Tháng nào cũng tiết kiệm hơn nửa tiền lương, nhìn bảng chi tiêu mới hiểu lý do
Cách quản lý chi tiêu, tiết kiệm của 2 cô gái này đúng là không chê vào đâu được!
- 09-01-2025Vợ chồng Hà Nội tiết kiệm được 12 triệu/tháng, còn dư tiền mua bảo hiểm thế nào?
- 09-01-2025Áp lực nặng với quà Tết, có người phải rút cả sổ tiết kiệm để mua quà mang đi biếu!
- 09-01-2025Từ khi biết 9 điều này, đời tôi như "bước sang trang mới": Làm gì cũng thấy dễ, tiết kiệm cả sức lẫn tiền!
"Chi ít hơn thu" là nguyên tắc cơ bản, có thể coi là nguyên tắc bất di bất dịch, quyết định đến sự thành bại của mục tiêu tiết kiệm. Sự thật này, chúng ta đều đã rõ cả rồi. Nhưng đó mới chỉ là bước đầu trên hành trình tiết kiệm. Nếu muốn "cất" được tới 1 nửa thu nhập mỗi tháng, chi ít hơn thu thôi là chưa đủ.
Tiết kiệm được 12 triệu/tháng với mức thu nhập 20 triệu!
Đây là chia sẻ ẩn danh của một cô gái 24 tuổi, còn độc thân. Với mức thu nhập trung bình khoảng 20 triệu/tháng, cô cho biết, gần như tháng nào cô cũng tiết kiệm được 12 triệu. Vì chưa vướng bận con cái, chưa có áp lực bỉm sữa, nên 8 triệu với cô là mức ngân sách có phần dễ thở, khá thoải mái chứ cũng không đến mức "không dám ăn, không dám mặc".
"Em ghép với bạn để giảm chi phí, mùa đông thì tiền điện nước nhẹ hơn, tầm 2,5 triệu tất cả thôi. Xăng xe tối đa 500k/tháng, em đi làm gần 20km/ngày, cả đi lẫn về, mỗi tuần đổ xăng hết khoảng 100-120k.
Mua sắm cá nhân, khoảng 1 triệu/tháng, chủ yếu là quần áo và đồ skincare thì em hay săn sale và chỉ mua khi cần hoặc đồ hỏng.
Phần giải trí chủ yếu là tiền cà phê, xem phim với bạn bè vào cuối tuần, trung bình 500k/tháng.
Riêng với khoản tiền ăn thì em cố định 1 triệu tiền ăn sáng, cà phê sáng và ăn trưa thì ăn ở công ty, bữa tối em tự nấu ở nhà với bạn. Do không biết trả giá hay lựa đồ ngon ở chợ nên em hay đi siêu thị, để tiết kiệm tiền đi siêu thị thì em canh sale. Ví dụ như mua thịt cận date để được giảm giá, hoặc mua rau lúc tối muộn để được mua 1 tặng 1. Tuy không phải là hàng mới trong ngày nhưng mua về nấu ngay thì đồ ăn vẫn ngon" - Cô bạn chia sẻ.
Lương 10-12 triệu vẫn tiết kiệm được 4,5 triệu!
Đây là chia sẻ ẩn danh của một cô gái 22 tuổi. Mới ra trường và đi làm, thu nhập ở mức "vừa phải" - không quá cao, cũng không quá thấp, nhưng cô vẫn khiến nhiều người nể vì phân bổ chi tiêu đâu ra đấy.
Có thể thấy, cô gái này không chỉ tự lo được cho bản thân, mà còn hỗ trợ bố mẹ tiền ăn học cho em, đồng thời, duy trì được khoản tiền tiết kiệm 3,5 - 4,5 triệu đồng mỗi tháng.
Điều đáng nói, cô không chỉ có ý thức tiết kiệm mà còn có mục tiêu đầu tư, dù chưa quá dư dả. Hàng tháng, cô đều dành ra 150k để đầu tư, trước mắt là mua sách để học, song song với đó là tìm cách trau dồi kiến thức để đầu tư sinh lời.
Nhìn chung, xem cách cô phân bổ chi tiêu và so sánh với tổng thu nhập, đúng là không nể không được. Nhiều người đồng tình rằng còn trẻ mà đã có ý thức tiết kiệm thế này, tương lai kiểu gì cũng ổn định.
Học được gì từ chia sẻ của 2 cô gái này?
1 - Ghi chép, quản lý chi tiêu rõ ràng
Mỗi người 1 mức thu nhập, nhưng cả 2 cô gái trong câu chuyện phía trên đều có tỷ lệ tiết kiệm khá đáng nể, khoảng 40-50% thu nhập hàng tháng. Con số này không phải ai cũng làm được, nếu không quản lý chi tiêu chặt chẽ.
Cả 2 cô gái đều ghi chép chi tiêu cụ thể, đồng thời, đặt hạn mức cho từng khoản chi trong cuộc sống.
Có lẽ, đây chính là điều làm nên sự khác biệt giữa những người tiết kiệm thành công và những người mãi vẫn chẳng dư đồng nào. Suy cho cùng, nếu không quản lý chi tiêu, không rõ mình đã tiêu tiền vào những thứ gì, tiền "vỗ cánh bay sạch" cũng là điều dễ hiểu.
2 - Ưu tiên xây dựng quỹ dự phòng và tiết kiệm
Đừng nhầm lẫn 2 khoản này với nhau. Hiểu nôm na, quỹ dựng phòng chính là khoản tiền bạn để dành để lấy ra chi tiêu, trang trải cuộc sống khi nguồn thu nhập giảm, hoặc trong những hoàn cảnh đột xuất cần tiền như ốm đau, hỏng xe, hỏng điện thoại,... Còn khoản tiền tiết kiệm là tiền dùng để phục vụ những mục tiêu lớn và dài hạn trong tương lai, như mua nhà, mua xe.
Tùy vào mức thu nhập hiện tại mà khoản tiền dự phòng và tiền tiết kiệm của bạn sẽ chiếm một tỷ lệ khác nhau so với mức thu nhập. Tỷ lệ dự phòng lý tưởng là 10% thu nhập và tỷ lệ tiết kiệm lý tưởng là từ 30% thu nhập trở lên. Nếu cảm thấy việc tiết kiệm 30% thu nhập (hoặc hơn) là hơi khó, bạn có thể bắt đầu tiết kiệm với tỷ lệ thấp, khoảng 10% thu nhập tháng rồi tăng dần tỷ lệ này lên vào những tháng sau.
Phụ nữ số