Thăng trầm tài sản các tỷ phú đô la Việt Nam từ 2020 đến nay: Ông Phạm Nhật Vượng "bay" một nửa so với đỉnh, ông Trần Đình Long 2 lần "rớt" khỏi danh sách
Tài sản của các tỷ phú Việt Nam theo xếp hạng của Forbes lập đỉnh vào năm 2021 và xuống đáy vào năm 2022, ngoại trừ bộ đội Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh.
- 07-11-2022Vị tỷ phú có tài sản biến động ít nhất trong hơn nửa năm qua
- 07-11-2022Winmart, Winmart+ sau 11 quý về với tỷ phú Nguyễn Đăng Quang: Chưa thể cắt lỗ, nhưng đã thấy những “tia sáng cuối đường hầm”
- 04-11-2022Ông Trần Đình Long trở thành người "nghèo" nhất trong 7 tỷ phú USD của Việt Nam
- 02-11-2022Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo hưởng lương tháng bao nhiêu từ Vietjet?
Thị trường chứng khoán Việt Nam tuần vừa qua ghi nhận giảm điểm mạnh dưới áp lực bán dâng cao tại hầu hết các nhóm cổ phiếu, đặc biệt tại nhóm bất động sản. VN-Index giảm 42,62 điểm (4,28%) xuống 954,53 điểm, HNX-Index giảm 14,75 điểm (7,21%) xuống 189,81 điểm.
VN-Index bắt đầu giảm từ tháng 4 năm nay và đã giảm từ 1.500 điểm còn hơn 950 điểm, tương đương giảm hơn 30%.
Do diễn biến của thị trường nên tài sản của tất cả các tỷ phú đô la đều giảm so với hồi Forbes mới công bố danh sách vào đầu năm. Người giàu nhất Việt Nam hiện nay là ông Phạm Nhật Vượng với khối tài sản 3,9 tỷ USD, giảm 37% so với đầu năm và xếp thứ 711 trên thế giới.
Nguồn: Forbes
Ông Phạm Nhật Vượng là tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam, được xếp hạng trong danh sách của Forbes kể từ năm 2013, khối tài sản của ông Vượng trong bảng xếp hạng năm 2021 lên cao nhất với 7,3 tỷ USD.
Forbes thống kê tài sản của ông Phạm Nhật Vượng (Nguồn: Forbes)
Xét về tỷ lệ, tài sản của ông Trần Đình Long và ông Bùi Thành Nhơn giảm mạnh nhất so với hồi mới xếp hạng với mức giảm lần lượt là 70% và 66%. Theo đó, tài sản của ông Long giảm 2,2 tỷ USD còn tài sản của ông Nhơn giảm 1,9 tỷ USD. Tài sản của hai ông đều về dưới 1 tỷ USD.
Ông Trần Đình Long lần đầu tiên được xếp hạng tỷ phú đô la vào năm 2018 với 1,3 tỷ USD, sau đó 2 năm 2019 – 2020, tên ông Trần Đình Long không xuất hiện trong bảng xếp hạng. Năm 2021, giá cổ phiếu HPG lên cao, ông Trần Đình Long trở thành người giàu thứ 3 Việt Nam với 2,2, tỷ USD và năm 2022 trở thành người giàu thứ 2 Việt Nam với 3,2 tỷ USD.
Còn ông Bùi Thành Nhơn mới trở thành vị tỷ phú đô la thứ 7 của Việt Nam khi góp mặt trong bảng xếp hạng của Forbes vào đầu năm nay với 2,9 tỷ USD – người giàu thứ 4 Việt Nam.
Tài sản của 2 vị tỷ phú giảm mạnh do diễn biến của giá cổ phiếu. Xuyên suốt tuần vừa qua, cổ phiếu NVL đã giảm sàn cả tuần và dừng tại mức giá 41.850 đồng/cp, tính đến hết phiên ngày 11/11 đã là phiên sàn thứ 7 liên tiếp của NVL với số lượng cổ phiếu dư sàn lên đến hàng chục triệu. Chỉ trong 1 tuần vừa rồi, cổ phiếu NVL đã giảm đến 30%, nếu so với đầu năm, cổ phiếu NVL đã giảm hơn 50%.
Còn cổ phiếu HPG bước vào xu hướng downtrend từ tháng 3 năm nay trong bối cảnh giá thép liên tục giảm trong khi nguyên liệu đầu vào chính là than lại liên tục tăng giá. Trong quý 3, HPG đã báo lỗ lên đến 1.700 tỷ đồng nên càng ảnh hưởng đến diễn biến giá cổ phiếu. Nếu so với đỉnh tháng 3, giá cổ phiếu HPG đã giảm gần 70%.
Với việc tài sản của ông Trần Đình Long giảm mạnh, bà Nguyễn Thị Phương Thảo quay trở lại người giàu thứ 2 Việt Nam với 2 tỷ USD.
Trong số các tỷ phú đô la, tài sản của ông Trần Bá Dương ít biến động nhất khi giảm 200 triệu USD. Tài sản của ông Dương qua các năm cũng thường không có nhiều biến động.
Danh sách tỷ phú đô la hiện tại của Việt Nam (Nguồn: Forbes)
Có thể thấy giá trị tài sản của các tỷ phú đều lập đỉnh vào năm 2021 - khi thị trường chứng khoán Việt Nam thăng hoa. Với sự lao dốc của thị trường năm nay, giá trị tài sản của các tỷ phú cũng đang ở mức thấp nhất từ trước đến nay trong phạm vi bảng xếp hạng. Riêng bộ đôi Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh - tuy giảm nhưng chưa phải là mức thấp nhất.
Nhịp sống thị trường