MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thanh khoản thị trường duy trì mức "tỷ đô" trong Quý 1/2022, kết quả kinh doanh nhóm Chứng khoán được bảo đảm tích cực

Thanh khoản thị trường duy trì mức "tỷ đô" trong Quý 1/2022, kết quả kinh doanh nhóm Chứng khoán được bảo đảm tích cực

KIS dự báo giá trị giao dịch bình quân hàng ngày trong Quý 1/2022 vẫn duy trì từ 22-23 nghìn tỷ đồng (+20% n/n). Doanh thu từ hoạt động môi giới và cho vay margin vẫn sẽ tiếp tục đóng góp phần lớn vào cơ cấu doanh thu và lợi nhuận. Vì vậy, KIS đánh giá kết quả kinh doanh trong Quý 1 được bảo đảm.

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán KIS đã có những đánh giá tích cực về triển vọng nhóm Công ty chưng khoán trong Quý 1/2022.

Nhìn lại năm 2021, số liệu tổng hợp KQKD của 25 công ty Chứng khoán, chiếm 90% tổng doanh thu trong các năm 2019-2020, doanh thu sơ bộ của ngành ghi nhận khoảng 20,4 nghìn tỷ đồng (+92% n/n) trong quý 4 và khoảng 60,5 nghìn tỷ đồng (+109% n/n) trong cả năm 2021. Song song với tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận sau thuế (LNST) cũng tăng mạnh đạt 6,6 nghìn tỷ đồng (+88% n/n) trong quý 4 và 21,5 nghìn tỷ đồng (+115% n/n) trong năm 2021. Biên lợi nhuận thuần của ngành được duy trì ở mức 40%.

Đến cuối năm 2021, tổng số tài khoản đã đạt đến con số 4,3 triệu và tỉ lệ tài khoản cá nhân trên dân số Việt Nam đã đạt 4,5%, tỷ lệ này là 2,9% trong năm 2020. Trong năm 2021, giá trị giao dịch bình quân đã bùng nổ chưa từng có và đạt 26,6 nghìn tỷ đồng mỗi phiên (+260% n/n). Thị trường được kỳ vọng sẽ duy trì giá trị giao dịch bình quân trong 2022.

VPS chiếm lĩnh thị phần môi giới ở HSX với 16%, bỏ xa hai công ty phía sau là SSI, VND lần lượt là 11% và 7,5%. Hai công ty này đã mất khoảng 1,6% thị phần gộp vào tay VPS và các công ty khác.

Doanh thu cho vay margin tăng cao và cuộc đua tăng vốn

KIS cho biết, dư nợ cho vay margin của các công ty chứng khoán tăng đều kể từ năm 2020. Tốc độ tăng trưởng trung bình hằng quý trong năm 2020 và 2021 lần lượt là 15% và 19%. Kết quả là, dư nợ margin hiện tại đang ở mức cao nhất lịch sử với xấp xỉ 170 nghìn tỷ đồng (+98,7% n/n).

Tại thời điểm cuối tháng 12/2021, tỷ lệ margin của 8 trên 10 công ty có dư nợ margin lớn nhất đã chạm 150%. Vì vậy, các công ty chứng khoán tiếp tục lên kế hoạch phát hành cổ phiếu nhằm tăng vốn để có thể cải thiện năng lực cho vay margin.

Thanh khoản thị trường duy trì mức tỷ đô trong Quý 1/2022, kết quả kinh doanh nhóm Chứng khoán được bảo đảm tích cực - Ảnh 1.

Nguồn vốn được huy động từ thị trường thông qua việc phát hành cổ phiếu giúp các công ty chứng khoán vừa tăng được mức trần cho vay cũng như bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh. VND đã đẩy mạnh hoạt động cho vay trong năm 2021 khi đã tăng số dư margin và vốn chủ sở hữu lên lần lượt 265% và 157% n/n. SSI, công ty chứng khoán có vốn chủ sở hữu lớn nhất, cũng đã tăng 44% vốn chủ sở hữu và tăng 152% số dư nợ margin.

Mặt khác, Mirae Asset, công ty đã nắm giữ top 1 về cho vay margin từ 3Q19-3Q20, không thể bắt kịp tốc độ của SSI do tỉ lệ margin đã đạt ngưỡng. Kết quả là, tỉ lệ margin ở các công ty đang hướng đến mức trần 200%, tạo ra áp lực cho các công ty phải tăng vốn. Đáng chú ý, VND là công ty tăng vốn mạnh nhất trong năm 2021 với 160% n/n trong khi các công ty khác chỉ khoảng 80% n/n trở xuống.

Thanh khoản thị trường duy trì mức tỷ đô trong Quý 1/2022, kết quả kinh doanh nhóm Chứng khoán được bảo đảm tích cực - Ảnh 2.

Không đáng lo ngại trong Quý 1/2022

KIS dự báo giá trị giao dịch bình quân hàng ngày trong Quý 1/2022 vẫn duy trì từ 22-23 nghìn tỷ đồng (+20% n/n). Doanh thu từ hoạt động môi giới và cho vay margin vẫn sẽ tiếp tục đóng góp phần lớn vào cơ cấu doanh thu và lợi nhuận. Vì vậy, KIS đánh giá kết quả kinh doanh trong Quý 1 được bảo đảm.

Với nửa sau của năm 2022, KIS cho biết cần theo dõi diễn biến của thị trường để có thể ước tính hiệu quả kinh doanh của các công ty chứng khoán.

https://cafef.vn/thanh-khoan-thi-truong-duy-tri-muc-ty-do-trong-quy-1-2022-ket-qua-kinh-doanh-nhom-chung-khoan-duoc-bao-dam-tich-cuc-20220223162914836.chn

Long Châu

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

Trở lên trên