MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thanh niên chỉ dùng 1 câu đã thành công bắt cóc bé gái, phụ huynh xem xong sợ hãi bật khóc, cần đặc biệt lưu ý cho con

16-09-2021 - 22:22 PM | Sống

Với các chiêu trò tương tự, trẻ em hoàn toàn trở thành nạn nhân của một vụ bắt cóc.

Xã hội ngày càng phát triển, phụ huynh càng ý thức trong việc giáo dục con cái không được phép đi theo người lạ để tránh trường hợp bắt cóc. Nhưng liệu các phương pháp giáo dục này có thực sự hiệu quả?

Các bậc phụ huynh thường đặt tình huống con gặp người lạ, người lạ cho con ăn kẹo/rủ đi chơi/rủ về nhà bố mẹ... Các bé thường khẳng định sẽ không đi theo kẻ xấu. Nhưng thực tế các bé sẽ phản ứng thế nào nếu gặp ngoài đời?

Mới đây, một video thử thách đã khiến nhiều phụ huynh sửng sốt. Khi PV hỏi, cha mẹ nào cũng khẳng định đã dạy con không được đi theo người lạ và tin rằng con mình sẽ không bị mắc lừa.

Nhưng khi PV hành động, chỉ sau đôi ba câu thì hầu hết trẻ em lại đều dễ dàng tin và đi theo anh chàng PV này.

Trong số 5 đứa trẻ, chỉ có duy nhất cô bé đầu tiên không đi theo PV dù dụ dỗ bằng cách nào.

Nhưng cả 4 em bé sau lại đều dễ dàng đi theo anh PV khi được dụ đi mua kẹo socola, đi tìm bố mẹ, đi bắt chó...

Các bậc phụ huynh hết sức sững sờ trước cảnh tượng này. Một bà mẹ đã khóc, trong đó người khác lại ngậm ngùi thú nhận: "Tôi từng để lạc mất con trong khu chung cư nhà mình".

Đây đúng là thử thách "thót tim" khiến nhiều cha mẹ tỉnh ngộ. Hóa ra không phải cứ dạy con thì các bé đều sẽ không đi theo kẻ xấu. Không sử dụng đòn roi hay đánh mắng, chỉ bằng 1-2 câu dụ dỗ đơn giản là các bé đã ngoan ngoãn đi theo người lạ mặt. Thật không thể tưởng tượng nếu ở ngoài đời, gặp kẻ xấu thật sự thì hậu quả sẽ như thế nào?

Thanh niên chỉ dùng 1 câu đã thành công bắt cóc bé gái, phụ huynh xem xong sợ hãi bật khóc, cần đặc biệt lưu ý cho con - Ảnh 1.

Cậu bé đi theo vì muốn đi tìm chó

Thanh niên chỉ dùng 1 câu đã thành công bắt cóc bé gái, phụ huynh xem xong sợ hãi bật khóc, cần đặc biệt lưu ý cho con - Ảnh 2.

Trong khi em khác lại dễ dàng bị dụ dỗ khi PV nói đi tìm cha mẹ

Dạy con thế nào để trẻ không trở thành nạn nhân của những vụ bắt cóc?

Hãy nhớ, bắt cóc trẻ em có thể xảy ra ở bất cứ đâu, với bất kỳ gia đình nào và nạn nhân ở mọi lứa tuổi - từ trẻ mầm non, tiểu học đến những em mới chào đời. Bậc phụ huynh cần chú ý những điều sau để giảm thiểu rủi đến với con mình.

1. Dạy trẻ biết hét thật to khi cảm thấy không an toàn

Ở đây quan trọng nhất là dạy cho bé biết "thế nào là không an toàn". Đó là khi có người lạ tiếp cận, gạ gẫm, dụ dỗ đi theo...

2. Biết từ chối những món quà từ người lạ

Lại nói về chiêu dụ dỗ, những kẻ bắt cóc có thể sử dụng kẹo, bánh, đồ chơi... bắt mắt để thu hút trẻ em đi theo chúng. Thế nên, phụ huynh cần dạy con tuyệt đối không bao giờ nhận quà của người lạ khi không có bố mẹ kề bên.

Thanh niên chỉ dùng 1 câu đã thành công bắt cóc bé gái, phụ huynh xem xong sợ hãi bật khóc, cần đặc biệt lưu ý cho con - Ảnh 3.

Phụ huynh đã khóc khi thấy con dễ dàng đi theo người lạ

3. Bình tĩnh xử lí khi bị lạc - dạy con về những "người lạ an toàn"

Hãy cho con biết cách xử lý khi đi lạc, đó là chạy ngay vào khu vực có bảo vệ như siêu thị, cửa hàng... hoặc đồn cảnh sát - đó chính là những "người lạ an toàn". Trước đó, hãy đảm bảo con đã nhớ rất rõ số điện thoại của bố mẹ và địa chỉ nhà.

4. Thực tế bằng những video tình huống bắt cóc

Hãy cùng trẻ theo dõi những phóng sự, clip mô phỏng tình huống thiếu an toàn. Những video ấy hoàn toàn dễ dàng tìm kiếm trên YouTube, và rồi bạn có thể "huấn luyện" trẻ những phương pháp xử lý khi gặp trường hợp tương tự.

Thanh niên chỉ dùng 1 câu đã thành công bắt cóc bé gái, phụ huynh xem xong sợ hãi bật khóc, cần đặc biệt lưu ý cho con - Ảnh 4.

Hãy nhắc nhở con thường xuyên về những thủ đoạn của kẻ xấu

5. Cảnh giác với những lời gạ gẫm, giúp đỡ

Trẻ em, mà thực chất là nhiều người lớn bây giờ, có lẽ vẫn nhớ đến lời dạy của cha mẹ năm xưa, đó là phải yêu thương, giúp đỡ mọi người.

Tuy nhiên, đó chưa chắc đã là ý tưởng hay, vì kẻ xấu có thể lợi dụng điều này mà đưa trẻ ra khỏi vòng an toàn. Nên thay vào đó, hãy dạy trẻ cách phân biệt tình huống cần giúp đỡ. Các tình huống thực sự khó khăn, người ta sẽ tìm đến một người lớn khác chứ không phải một đứa trẻ.

Tổng hợp

Theo Vân Trang

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên