MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thanh niên hối hận vì tốn 600 triệu cắt xương kéo dài chân và hệ lụy của vấn nạn phân biệt chiều cao ở giới trẻ Trung Quốc

30-10-2021 - 18:24 PM | Sống

Nhiều năm trở lại đây, chiều cao trung bình của người Trung Quốc đang có xu hướng tăng nhanh. Bên cạnh đó là hệ lụy hình thành nên tư tưởng phân biệt không công bằng với nhóm người có chiều cao khiêm tốn.

Vào năm 2019, chiều cao trung bình của thanh niên 19 tuổi ở Trung Quốc đã đạt 175,7cm, vượt qua Hàn Quốc với 175,5cm – quốc gia dẫn đầu về chiều cao nam giới ở những năm 2000 của khu vực Đông Á. Tuy nhiên, phần lớn giới trẻ Trung Quốc vẫn cảm thấy tự ti và muốn cao vượt ngưỡng 1,8m.

Ước tính trong 30 năm qua, chiều cao trung bình của thanh niên Trung Quốc đã tăng 7,5cm. Có thể nói, nam giới Trung Quốc là một trong những nhóm người có thể chất tăng trưởng nhanh nhất, đặc biệt là chiều cao.

Thanh niên hối hận vì tốn 600 triệu cắt xương kéo dài chân và hệ lụy của vấn nạn phân biệt chiều cao ở giới trẻ Trung Quốc  - Ảnh 1.

Cầu thủ bóng rồ Yao Ming có chiều cao vượt trội.

Con trai muốn lấy vợ thì phải có đủ "Nhà – xe – tiền tiết kiệm" từ lâu đã ăn sâu vào trong tư tưởng xã hội của mỗi người dân Trung Quốc.

Theo sự phát triển của xã hội hiện nay, một quan niệm "ngầm" đang dần hình thành, đặc biệt là trong quan niệm của giới trẻ, họ cho rằng con trai có chiều cao dưới 1,8m là không đạt chuẩn.

Từ đó, quan niệm này đã gây ra những hệ lụy khiến cho phái nam có chiều cao dưới 1,8m nảy sinh cảm giác tự ti. Áp lực kinh tế đã đè nặng thì bây giờ lại thêm áp lực về vóc dáng ngoại hình.

Rất nhiều chủ đề được mở ra trên diễn đàn Zhihu của Trung Quốc với nội dung như: "Con trai cao dưới 1,7m có gặp bất lợi gì?", "Con trai cao hơn 1,9m là loại trải nghiệm như thế nào?",… 

Theo đó, đa số ý kiến cho rằng con trai cao từ 1,8m trở lên sẽ gây ấn tượng nhiều hơn với người khác phái. Đồng thời, những chàng trai chỉ cao dưới 1,7m đều bày tỏ sự mặc cảm của mình và theo đó là những hệ lụy như bạo lực học đường và nhục mạ, khó khăn trong quá trình tìm kiếm người yêu,…

Theo một vài nghiên cứu của Trung Quốc, nam giới có ưu thế về chiều cao (hơn 1,8m) thường kiếm ra tiền và dễ dàng tìm được đối tượng tình yêu hơn. Điều nào đúng với đa số trường hợp của cả nam và nữ.

Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra sự liên quan giữa chiều cao và mức độ hạnh phúc. Nghiên cứu năm 2019 kết hợp giữa Đại học Toronto (Canada) và Đại học Notre Dame (Indiana, Mỹ) kết luận rằng những người có chiều cao nổi trội thường kiếm được nhiều tiền hơn và dễ được chú ý hơn trên các ứng dụng hẹn hò.

Theo nghiên cứu này, đàn ông càng thấp thì càng kiếm được ít tiền. Trong khi đó, phụ nữ cũng có xu hướng chiều cao tỷ lệ thuận với thu nhập.

Chính vì thế, nhiều bậc phụ huynh Trung Quốc đã có ý thức tập trung phát triển cho con trẻ từ rất sớm, như uống sữa, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, chơi thể thao,…

Thanh niên hối hận vì tốn 600 triệu cắt xương kéo dài chân và hệ lụy của vấn nạn phân biệt chiều cao ở giới trẻ Trung Quốc  - Ảnh 2.

Thế nhưng, vì nạn "phân biệt" chiều cao đang diễn ra khá nghiêm trọng trong xã hội Trung Quốc hiện nay nên đã nỗi tự ti của những người có chiều cao khiêm tốn đang diễn biến theo xu hướng cực đoan. Đó chính là nguyên nhân vì sao nhiều người Trung Quốc ồ ạt tìm đến những cơ sở chuyên cải thiện chiều cao.

Lý Á Nặc cao 1m67, là một chàng trai đến từ phương Bắc của Trung Quốc. Được biết, chiều cao trung bình của người miền Bắc Trung Quốc là 1,7m. Chính vì thế, cậu luôn cảm thấy vô cùng tự ti khi trở thành trò cười đối với bạn bè đồng trang lứa.

Suốt thời gian học tập, chiều cao đã trở thành trở ngại của Lý Á Nặc khi một số chương trình tuyển dụng cậu tham gia đều không hợp lệ vì chiều cao không đạt chuẩn.

Cậu từng đi khám bác sĩ, nhưng bác sĩ cho rằng cậu không thể cao hơn được nữa. Điều này đã đánh một đòn nặng nề vào tâm lý của Lý Á Nặc.

Thế nhưng, chấp niệm cải thiện chiều cao không hề bị dập tắt và Lý Á Nặc đã vạch ra mục tiêu mới của cuộc đời mình khi biết đến phương pháp "cắt xương kéo chân".

Phẫu thuật kéo dài chân bao gồm đưa một thiết bị vào bên trong xương. Chúng có tác dụng kéo dài xương với tốc độ chậm rãi, vài mm mỗi ngày.

Mức tăng thường rơi vào khoảng 7-10cm. Một số khách hàng có thể yêu cầu tăng đến 20cm, khi đó đòi hỏi bác sĩ can thiệp phức tạp hơn phẫu thuật thông thường.

Năm 20 tuổi, Lý Á Nặc xin phép bố mẹ để được làm phẫu thuật tăng chiều cao. Ban đầu, bố mẹ không đồng ý nhưng rồi vì quá thương con nên cũng đành gật đầu.

Thanh niên hối hận vì tốn 600 triệu cắt xương kéo dài chân và hệ lụy của vấn nạn phân biệt chiều cao ở giới trẻ Trung Quốc  - Ảnh 3.

Sau mấy tiếng nằm trên giường bệnh, thời điểm Lý Á Nặc tỉnh lại thì hai bên chân cậu đã bị gắn thêm khung cố định đâm vào xương chân. Đến khi thuốc tê đã hết tác dụng, cậu mới cảm nhận được sự đau đớn đến tận xương tủy.

Hai tuần sau phẫu thuật, hai bắp chân của Lý Á Nặc đã chuyển thành màu tím bầm. Thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh cũng không tài nào kìm hãm được cơn đau nhức bên trong.

Sau một thời gian điều trị hồi sức, Lý Á Nặc cuối cùng cũng có thể đi lại chập chững.

Thanh niên hối hận vì tốn 600 triệu cắt xương kéo dài chân và hệ lụy của vấn nạn phân biệt chiều cao ở giới trẻ Trung Quốc  - Ảnh 4.

Khung cố định kéo giãn xương hai bên chân được tháo ra cũng là thời điểm của 1 năm sau. Lý Á Nặc đã cao lên được 7,2cm. Tổng cộng chi phí cho quá trình phẫu thuật và phục hồi là 160.000 NDT (gần 600 triệu VND).

Sau đó, Lý Á Nặc lần đầu tiên cảm nhận được bản thân là một người "bình thường", có thể tự tin bước đi với chiều cao mà cậu hằng mong ước.

Thế nhưng chưa đến 1 năm sau, hàng loạt các biến chứng xảy ra: Xương chân biến cong, xương ngoài bị lật, chân run rẩy đứng không vững, nhiều cơn đau nhức thấu xương ập đến,… Hai chân của Lý Án Nặc không được linh hoạt như trước, thậm chí còn có những lúc không thể đi lại được.

Đến nay cũng đã 5 năm trôi qua, Lý Á Nặc nhìn vào đôi chân không được lành lặn của mình và hối hận: Tôi ước gì có thể lấy lại đôi chân trước lúc phẫu thuật.

Theo Phan

Pháp luật và Bạn đọc

Trở lên trên