MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thanh niên Trung Quốc và xu hướng mới đau lòng: Đua nhau tự nhận mình là “đứa trẻ dở dang”

23-08-2024 - 12:16 PM | Tài chính quốc tế

Trong nhóm tuổi từ 16 đến 24 tuổi, cứ 5 người thì có 1 người thất nghiệp.

Tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc tiếp tục gia tăng, buộc hàng triệu sinh viên tốt nghiệp đại học phải đưa ra những lựa chọn khó khăn. Một số buộc phải ổn định với những công việc lương thấp hoặc thậm chí sống bằng lương hưu của cha mẹ. Tình thế tiến thoái lưỡng nan này đã làm nảy sinh một cụm từ xu hướng mới: những "đứa trẻ dở dang".

Những "đứa trẻ" mãi không tìm được việc làm

Reuters đưa tin, “những đứa trẻ dở dang” đã trở thành một từ thông dụng trên mạng xã hội Trung Quốc trong năm nay. Khái niệm này tương tự như những “tòa nhà chưa hoàn thiện” đã kéo nền kinh tế Trung Quốc đi xuống kể từ năm 2021. Đây là từ lóng chỉ vấn nạn hàng chục triệu ngôi nhà chưa hoàn thiện được bán trước.

Bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 và các biện pháp ngăn chặn của cơ quan quản lý đối với các ngành tài chính, công nghệ và giáo dục, thị trường lao động của Trung Quốc đã suy thoái trong năm nay. Bên cạnh đó, với số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học tham gia lực lượng lao động để tìm việc làm kỷ lục, thị trường dẫn đến bức tranh "đất chật người đông".

Vào tháng 4 năm ngoái, tỷ lệ thất nghiệp trong khoảng 100 triệu thanh niên Trung Quốc từ 16 đến 24 tuổi lần đầu tiên đã tăng trên 20%. Vào tháng 6 năm 2023, khi tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên đạt mức cao nhất mọi thời đại là 21,3%, các quan chức bất ngờ đình chỉ công bố thống kê để đánh giá lại cách thu thập dữ liệu.

Một năm sau, tình trạng thất nghiệp ở thanh niên vẫn là vấn đề đau đầu. Vào tháng 7 năm nay, tỷ lệ thất nghiệp theo phương pháp thống kê mới đạt mức cao mới 17,1% vào năm 2024, bởi 11,79 triệu sinh viên đại học đã tốt nghiệp vào mùa hè này và nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang bị kéo xuống.

Thanh niên Trung Quốc và xu hướng mới đau lòng: Đua nhau tự nhận mình là “đứa trẻ dở dang”- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần kêu gọi thiết lập thêm các kênh để thanh niên tiếp xúc với các nhà tuyển dụng tiềm năng như hội chợ việc làm, đồng thời thúc đẩy các chính sách khuyến khích doanh nghiệp giúp tăng tỷ lệ việc làm.

Yun Zhou, trợ lý giáo sư xã hội học tại Đại học Michigan (Mỹ), cho biết: “Đối với nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học Trung Quốc, triển vọng việc làm tốt, khả năng thăng tiến trong xã hội và cuộc sống tươi sáng từng là những tiêu chí mà bằng đại học đảm bảo được. Nhưng giờ thì mọi thứ đều là những chuyện khó đạt được”.

Mọi con đường đều dẫn đến sự mông lung

Một số thanh niên thất nghiệp đã trở về quê làm “đứa con nội trợ”, dựa vào lương hưu và tiền tiết kiệm của cha mẹ để tồn tại.

Ngay cả những người có bằng cấp cao cũng không phải là ngoại lệ.

Sau nhiều năm leo lên bậc thang học thuật cực kỳ cạnh tranh của Trung Quốc, những người trẻ giờ đây được gọi, hoặc tự nhận là “đứa trẻ dở dang” nhận ra rằng trình độ chuyên môn của họ không đảm bảo sẽ kiếm được việc làm trong bối cảnh kinh tế ảm đạm.

Các lựa chọn của họ bị hạn chế. Họ phải hạ thấp kỳ vọng về những công việc được trả lương cao hoặc tìm kiếm công việc tự do, và một số thậm chí còn trở thành tội phạm.

Tình hình có thể còn nghiêm trọng hơn trong tương lai. Tạp chí "Nghiên cứu Giáo dục Đại học Trung Quốc" của Bộ Giáo dục Trung Quốc đã chỉ ra rằng nguồn cung sinh viên đại học sẽ vượt quá nhu cầu trong khoảng thời gian từ năm 2024 đến năm 2037. Tạp chí dự báo đến năm 2034, số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học Trung Quốc sẽ đạt mức cao khoảng 18 triệu.

Thanh niên Trung Quốc và xu hướng mới đau lòng: Đua nhau tự nhận mình là “đứa trẻ dở dang”- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Zephyr Cao nhận bằng thạc sĩ tại Đại học Ngoại giao Trung Quốc danh tiếng ở Bắc Kinh vào năm ngoái. Năm nay 27 tuổi, anh trở về tỉnh Hà Bắc quê hương, nhưng mức lương thấp hơn mong đợi khiến anh đặt câu hỏi về giá trị của việc học hành. Hiện tại, anh đã ngừng tìm việc làm toàn thời gian.

“Nếu tôi làm việc từ 3 đến 4 năm sau khi tốt nghiệp đại học, mức lương của tôi cũng có thể tương đương với mức lương hiện tại của tôi với bằng thạc sĩ” , anh cho biết.

Amanda Chen, người vừa tốt nghiệp Đại học Y học Cổ truyền Trung Quốc Hồ Bắc thì đã từ chức vị trí bán hàng tại một doanh nghiệp nhà nước chỉ sau một tháng làm việc.

Cô cho biết văn hóa làm việc độc hại và những kỳ vọng không thực tế của sếp đã góp phần khiến cô quyết định nghỉ việc. Trong 15 ngày đầu tiên của thời gian thử việc, mặc dù làm việc 12 giờ một ngày nhưng lương mỗi ngày của cô chỉ là 60 nhân dân tệ (khoảng 210 ngàn đồng).

Cô nói: “Tôi đã khóc mỗi ngày trong tuần này”.

Thanh niên Trung Quốc và xu hướng mới đau lòng: Đua nhau tự nhận mình là “đứa trẻ dở dang”- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Chen đã hy vọng trở thành nhân viên kiểm tra chất lượng hoặc nhà nghiên cứu vì nghĩ rằng công việc như vậy sẽ phù hợp với những kỹ năng mà cô học được khi theo chuyên ngành y học cổ truyền Trung Quốc. Nhưng cô đã gửi hơn 130 CV ứng tuyển và hầu hết các vị trí cô nhận được đều liên quan đến bán hàng hoặc thương mại điện tử.

Chen cho biết cô đang xem xét lại kế hoạch nghề nghiệp của mình và có thể chuyển sang làm người mẫu.

Theo Chi Chi

Thanh niên Việt

Trở lên trên