"Thánh nữ dọn dẹp" Marie Kondo giúp bạn sắp xếp cuộc sống tài chính gọn gàng hơn chỉ qua 6 bước đơn giản!
Không chỉ đơn giản hoá việc dọn dẹp nhà cửa, phương pháp của cô có thể khiến vấn đề tài chính "đao to búa lớn" trở nên dễ giải quyết hơn.
- 13-04-2022Chỉ có 1 cánh cửa phía trước, mở ra như tủ lạnh nhưng đây lại là chiếc ô tô đã cứu hãng xe sang BMW khỏi bờ vực phá sản
- 13-04-2022"Khủng" như cơ ngơi "bà hoàng Hermes" được chu cấp 10 tỷ VND/tháng: Có cả trang trại mini, riêng phòng thay đồ rộng bằng cả ngôi nhà, hàng hiệu đầy nóc vượt mặt tỷ phú Kim Kardashian
- 13-04-2022Lâm Bảo Châu - chàng người mẫu trẻ có cuộc sống sang chảnh sau khi yêu Lệ Quyên: Mặc đồ hiệu, ở biệt thự triệu đô, check-in du thuyền!
Chúng ta thường sẽ định kỳ “tổng tiến công” dọn nhà. Chẳng hạn vài tháng 1 lần hoặc cứ đến Tết sẽ có ngày hội dọn nhà. Đó sẽ khoảng thời gian thích hợp để sắp xếp tổ ấm, loại bỏ bớt những món đồ đã không còn cần thiết.
Đầu năm 2019, bà mẹ 2 con người Nhật Marie Kondo xuất hiện trong một series của Netflix và gây sốt trên toàn thế giới. Chương trình mang tên Tidying up with Marie Kondo (Dọn Dẹp Cùng Marie Kondo). Nó như một khẩu hiệu ngắn gọn nhưng tràn đầy năng lượng, kêu gọi bạn xắn tay áo lên và dọn dẹp "bãi chiến trường" nhà mình. Với phương pháp KonMari của cô ấy, việc dọn nhà sẽ không còn là một cực hình nữa.
Marie Kondo
Nó cũng có thể áp dụng vào câu chuyện tài chính. Các chuyên gia khuyên rằng mỗi năm một lần, hãy thu dọn mọi thứ để đảm bảo rằng bạn vẫn đang đi đúng hướng với các mục tiêu tài chính của mình. Lựa chọn phương pháp Kondo để sắp xếp tài chính có thể là 1 ý tưởng tuyệt vời. Sau đây là các bước “thánh nữ dọn nhà” Marie Kondo giúp bạn có 1 cuộc sống vui vẻ và cải thiện tài chính.
Bước 1: Xác định lý do tại sao bạn muốn cải thiện cuộc sống tài chính của mình và cam kết sẽ thực hiện nó
Nếu không hiểu rõ lý do tại sao việc nâng cao tài chính lại quan trọng, động lực làm việc của bạn sẽ dễ dàng bị chệch hướng. Cải thiện điều này bằng cách xác định lý do tại sao bạn muốn cuộc sống tài chính của mình trở nên tốt hơn. Ví dụ, lập gia đình, mua nhà hoặc độc lập tài chính đều có thể là những cách tuyệt vời để thúc đẩy bản thân.
Sau đó, hãy chắc chắn rằng bạn viết nó ra và đặt lý do tài chính của bạn ở nơi nào đó có thể nhìn thấy nó hàng ngày. Ví dụ: viết ghi chú trên máy tính, điện thoại và ví. Tại bất kỳ thời điểm nào, bạn cũng được nhắc nhở về lý do bản thân tập trung cải thiện cuộc sống tiền bạc.
Bước 2: Tưởng tượng về lối sống lý tưởng
Có một tầm nhìn rõ ràng về kết quả bạn muốn đạt được là rất quan trọng. Hình dung mục tiêu đã được chứng minh là có thể thay đổi các mô thức trong suy nghĩ của bạn. Về cơ bản nó giúp bộ não hướng tới nhận thức về những người, sự vật và tình huống giúp tầm nhìn của bạn trở thành hiện thực.
Bước 3: Tạo danh sách chi phí
Sử dụng bút và giấy, bảng tính excel hay các ứng dụng tài chính là một vài cách để tạo nên danh sách chi phí của riêng mình. Làm bất cứ phương pháp nào phù hợp nhất với phong cách của bạn. Sau đó, xem xét và tinh chỉnh cách chi tiêu để phù hợp với mong muốn tương lai.
Bước 4: Tự hỏi bản thân xem điều đó có khơi dậy niềm vui không!
Kondo nổi tiếng đã viết, "Chỉ giữ lại những thứ có ý nghĩa với trái tim và loại bỏ những thứ không còn tạo ra niềm vui." Thêm phương pháp này vào tài chính của bạn cho phép bạn xác định các khoản mục chi phí mang lại cho bạn niềm vui và phù hợp với cuộc sống lý tưởng bạn đang cố gắng tạo ra.
Bằng cách nâng cao nhận thức trong việc chi tiêu của mình, nó sẽ giúp bạn loại bỏ mọi thói quen cản trở bạn đạt được các mục tiêu tài chính. Điều kiện tiên quyết là hãy thực hiện từng bước nhỏ và “gạt” ngay những thứ không làm tăng thêm niềm vui trong cuộc sống bây giờ và quan trọng là cuộc sống lý tưởng mà bạn muốn.
Bước 5: Phân loại mục tiêu và chi tiêu của bạn
Tạo danh mục cho chi tiêu của bạn có thể giúp bạn xác định nó đóng vai trò như thế nào đối với cuộc sống bạn đang sống hiện tại. Quan trọng hơn là bạn muốn sống như thế nào trong tương lai.
Chẳng hạn, hãy thử phân loại các chi phí như tiền thuê nhà/ thế chấp, tiện ích và cửa hàng tạp hóa thành “Danh mục thiết yếu” và các chi phí như ăn ngoài và giải trí vào “Chi phí lối sống”, sau đó tiết kiệm và trả nợ vào danh mục “Nợ/ Tiết kiệm”. Thêm nhiều danh mục khác để giúp bạn nhanh chóng xác định thành quả lao động của mình đang đi đến đâu và chúng đóng góp như thế nào cho tầm nhìn dài hạn!
Sau đó, hãy xem xét cuộc sống tài chính bạn mong muốn bằng cách đặt ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Ví dụ, bạn sẽ cần phải dành ra một số tiền mỗi tháng để mua một ngôi nhà trong 5 năm.
Bước 6: Thực hiện theo đúng trình tự
Hãy nghĩ về các ưu tiên tài chính của bạn và xếp hạng chúng. Bắt đầu với những nguyên tắc cơ bản. Bước này sẽ cho phép bạn tạo một lộ trình cho các mục tiêu của mình. Có nghĩa là sẽ từng bước tiến đến cuộc sống tài chính lý tưởng và vui vẻ hơn!
Ảnh: Tổng hợp
Pháp luật & Bạn đọc